Chỉ vì những lỗi sơ đẳng này của mẹ mà đầu con đang tròn trở nên bẹp méo

Ngủ không đúng tư thế, thiếu canxi hoặc do quá trình sinh nở khiến bé mắc chứng đầu bẹt. Nhưng ba mẹ đừng quá lo lắng, vì những mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp cứu vãn tình trạng bẹp đầu cho bé nhanh chóng.

Hội chứng “đầu bẹt” ở trẻ sơ sinh

Khi mới lọt lòng, đầu bé thường có 2 thóp mềm do xương sọ chưa phát triển và chưa liền nhau. Điều này giúp bé có thể thay đổi linh hoạt khi chui ra từ bụng mẹ, giúp quá trình sinh nở dễ dàng hơn. Đồng thời giúp não bộ của bé có không gian để phát triển. Nhưng đây cũng chính là nguyên nhân khiến bé dễ bị méo đầu.

Trẻ sơ sinh rất dễ bị méo/ bẹp đầu

Thông thường các bé sinh ra sẽ có chiếc đầu rất tròn trịa nhưng chỉ 2, 3 tháng sau đầu bé trở nên dẹt hoặc thon dài, méo một bên. Đó là do hộp sọ của bé vẫn còn rất mềm nên sẽ bị biến dáng khi phải nằm quá nhiều, nằm sai thế hoặc kê gối không đạt tiêu chuẩn. Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của não bộ nhưng khi bé lớn lên sẽ rất mất thẩm mỹ, nhất là đối với bé trai.

Không lo bé yêu bị bẹp đầu với những mẹo nhỏ dưới đây

Nguy cơ bị bẹp đầu của bé là rất lớn tuy nhiên ba mẹ đừng quá lo lắng, chỉ cần thực hiện những phương pháp dưới đây sẽ giúp đầu của bé phát triển đẹp, tròn trịa:

- Cho bé nằm ngửa khi ngủ: đây là tư thế tốt nhất cho bé yêu dù nó có thể khiến bé bị bẹt đầu. Để khắc phục mẹ hãy thường xuyên thay đổi hướng nằm để bé không bị lệch về một bên. Đồng thời, cho bé kê gối dày khoảng 1-2cm và có độ lõm ở giữa. Ba mẹ cũng có thể dùng khăn hoặc vật dụng mềm kê dưới gối ngay bên phía bé thường hướng đầu về.

Dùng gối có độ lõm vừa phải, êm ái để tránh đầu bé bị nghiêng một bên

- Cho bé nằm sấp, tập lẫy khi thức: điều này vừa giúp xương cổ cứng cáp vừa bảo vệ đầu của bé không bị méo, bẹp. Khi bé biết lẫy, ba mẹ nên khuyến khích và tập lẫy cho bé ít nhất 3 lần/ ngày, mỗi ngày 10 - 15 phút. Nhưng cần lưu ý là luôn phải có người lớn theo dõi và canh chừng để tránh xảy ra những tai nạn đáng tiếc.

- Bế bé thường xuyên ở tư thế thẳng đứng: nhiều bà mẹ lo lắng bé sẽ bám hơi, không chịu nằm để làm việc nên rất ít khi bế bé. Nhưng nằm càng nhiều thì áp lực lên phần đầu bé càng cao. Vậy nên, những người lớn trong gia đình hãy sắp xếp thời gian thường xuyên bế bé ở tư thế thẳng đứng để giảm hiện tượng bẹp đầu và giúp bé phát triển cơ vai, cơ cổ. Và nếu cho bé uống sữa ngoài thì ba mẹ hãy ẵm bé trên tay khi cho bú và thay đổi hướng thường xuyên.

- Đa dạng hóa các hoạt động: đừng để bé nằm trong nôi, giường… trong một thời gian liên tục sẽ khiến bé kém linh hoạt và phát triển các giác quan chậm. Ba mẹ hãy thường xuyên đặt bé ở những không gian khác nhau, thay đổi vị trí nằm, vị trí của đồ chơi nằm để kích thích thị giác phát triển.

- Khi trẻ từ 0 – 3 tháng tuổi nếu bị bẹp đầu ba mẹ có thể dùng tay xoa đầu một cách nhẹ nhàng giúp đầu bé tròn hơn.

- Bổ sung thêm chất dinh dưỡng, vitamin D3, canxi cho trẻ thiếu canxi.

- Khi bé trong độ tuổi từ 3 – 6 tháng nếu tình hình không cải thiện thì gia đình nên nhờ các chuyên gia thần kinh hỗ trợ những bài tập chữa méo đầu.

Ba mẹ cần lưu ý, một số trường hợp bị bẹt đầu là do chứng “Craniosynostosis” và cần phải có sự can thiệp của phẫu thuật. Vì vậy, nếu thấy đầu bé bị méo hoặc to bất thường thì nên đi khám càng sớm, càng tốt.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang