Cho trẻ ngậm núm giả có tốt không? Ưu nhược điểm của núm vú giả

(lamchame.vn) - Một số mẹ bỉm sữa cho rằng để trẻ sơ sinh ngậm núm giả sẽ gây hô, gây vẩu làm xấu răng bé. Nhưng một số ông bố bà mẹ lại coi núm giả như vật dụng không thể thiếu để trị cơn quấy khóc của trẻ sơ sinh, giúp bé bình tĩnh lại, ngủ ngon.. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu việc cho trẻ ngậm núm giả có tốt không?

Mẹ cho trẻ ngậm núm giả có tốt không?

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng ngay trong thời gian thai kỳ một số bé đã có phản xạ mút tay do đó sau khi sinh ra thì mút tay hay ngậm núm giả vẫn là nhu cầu của bé, chúng ta chỉ có thể thay thế thói quen mút tay bằng cách cho bé ngậm núm giả vì dù sao khi bé lớn hơn thì việc chấm dứt cho con ngậm núm giả sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với việc bé mút tay.
 

Ảnh minh họa

Sau đây là những ưu nhược điểm khi cho trẻ dùng núm giả.

Ưu điểm của núm giả cho bé sơ sinh

Theo nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy những trẻ ngậm núm giả ít có nguy cơ gặp hội chứng SIDS (hội chứng đột tử gặp ở trẻ dưới 1 tuổi). Khoa học đưa ra giải thích rằng, khi trẻ ngậm núm giả lúc ngủ thì trẻ sẽ ngủ ít sâu hơn nên sẽ ít gặp trường hợp khó thở.

Khi cho trẻ ngậm núm giả sẽ giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ vì nó khiến cơ thể trẻ tiết ra một loại chất có tác dụng giảm căng thẳng cho bé.

Mặt khác, ngậm núm giả cũng có tác dụng giúp trẻ bình tĩnh khi trẻ cảm thấy sợ hãi hoặc cáu gắt do tiêm chủng hoặc khi đau ốm. Ngậm núm giả giúp trẻ tiết nước miếng làm giảm quá trình sưng đau khi trẻ bắt đầu mọc răng.

Ngậm núm giả cũng khiến phát triển khả năng nhai hơn các trẻ không dùng núm giả, nên sau này, việc cho bé tập ăn sẽ ít nhiều đỡ vất vả hơn cho các bậc cha mẹ. Bên cạnh đó, việc ngậm núm giả cũng khiến trẻ không có thời gian để mút ngón tay, ngón chân, một thói quen rất phổ biến ở trẻ sơ sinh gây ra nhiều tác hại về nha khoa sau này.

Những nhược điểm khi cho trẻ dùng núm giả

Bên cạnh đó nếu cho trẻ ngậm núm giả liên tục và trong thời gian dài thì chúng cũng có một số bất lợi như sau:

- Ngậm núm giả sớm có thể ảnh hưởng đến việc bú sữa mẹ: Bú sữa mẹ khác với bú từ núm vú hoặc từ chai sữa, và một số em bé rất nhạy cảm, có thể phát hiện ra được sự khác nhau đó. Các nghiên cứu khoa học cho thấy các bé sớm ngậm núm giả thường giảm hứng thú với bú sữa mẹ và giảm thời gian bú mẹ xuống đáng kể.

- Nguy cơ bị các vấn đề về răng miệng: Ngậm núm giả trong thời gian dài dẫn đến các vấn đề về răng miệng cho bé. Dùng núm giả cho bé trong năm đầu tiên không gây ra tác hại liên quan đến răng miệng nhưng nếu để bé ngậm qúa lâu, răng bé sẽ bị mọc lệch lạc, biến dạng hoặc xiêu vẹo.

- Bé bị phụ thuộc vào núm giả: Khi em bé luôn phải dùng đến núm giả để đi ngủ, nếu vì một lí do nào đó mà không có núm vú cho bé ngậm, bé sẽ quấy khóc rất nhiều và khó dỗ dành được. Có bé sẽ còn mút tay hoặc đưa các dị vật khác vào miệng thay thế.

- Nguy cơ mắc bệnh cao: Bé có thói quen ngậm núm giả lâu ngày, nếu núm giả bị rơi ra khỏi miệng bé trong trường hợp không có người lớn bên cạnh thì bé sẽ tự nhặt núm giả cho vào miệng ngậm tiếp, tạo điều kiện cho vi trùng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của bé.

- Tăng nguy cơ viêm tai giữa: Theo nhiều nghiên cứu khoa học, núm giả còn làm gia tăng nguy cơ bé bị viêm tai giữa, nếu không phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Những lưu ý khi dùng núm giả cho trẻ an toàn:

- Nếu bạn đang cho con bú, hãy đợi đến khi bé được 3-4 tuần tuổi và khi hai mẹ con đã có lịch trình “ti sữa” đều đặn mới cho bé dùng núm giả.

- Do núm giả có ưu điểm và khuyết điểm nên các bậc phụ huynh cần cân nhắc về thời gian cho trẻ sử dụng cũng như thời điểm cần chủ động giúp trẻ cai sử dụng.

- Không ép bé ngậm núm giả. Nếu bé không thích núm giả khi bạn cho bé ngậm thử lần đầu, bạn có thể thử lại 1-2 lần hoặc bỏ luôn việc này. Và nếu núm vú giả rơi ra khi bé đang ngủ, đừng đút nó lại cho bé.

- Khử trùng núm giả trước khi cho bé ngậm. Trước khi bé được 6 tháng tuổi, luôn nhớ luộc núm cho sạch sẽ rồi mới để bé ngậm. Bé từ 6 tháng tuổi trở đi, bố mẹ có thể rửa núm vú bằng xà phòng và nước sạch rồi cho bé dùng. Tuyệt đối không làm sạch núm giả bằng cách cho vào miệng mình, cách này chỉ làm lây vi khuẩn từ miệng bạn sang con mà thôi.

- Để tránh việc núm giả có thể ảnh hưởng tới việc bé lười bú, bạn chỉ nên cho bé ngậm núm giả khi bé không đói, tốt nhất là chỉ cho ngậm sau khi đã cho bé ăn no.

- Kiểm tra thường xuyên xem núm giả có bị rách hoặc hư hỏng để kịp thay núm khác.

Như vậy, sau khi đã hiểu được có nên cho trẻ ngậm núm giả thì cha mẹ nên cân nhắc từng thời điểm phát triển cũng như tình trạng cụ thể của bé mà quyết định cho bé dùng tiếp hay là bắt đầu cai núm ti giả cho bé từ bây giờ.

Theo Thành viên diễn đàn lamchame.com tổng hợp

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang