Chưa bao giờ như bây giờ, phụ huynh Hà Nội ôm tâm trạng "ngồi trên chảo lửa", lo nghĩ ngày đêm chỉ vì điều này

(lamchame.vn) - Đây là tâm lý chung của các bậc phụ huynh có con thi vào 10 năm nay.

Năm nay, lịch thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập của Hà Nội diễn ra trong 2 ngày là 8 - 9/6 với môn Ngữ văn, Toán học (120 phút) và Ngoại ngữ (60 phút). Đối với học sinh đăng ký thi vào lớp chuyên/lớp song bằng, các em cần thi thêm các môn tương ứng vào ngày 10/6 (với học sinh thi lớp chuyên) và 11/6 (với học sinh thi lớp song bằng). Ngoài ra vào chiều 12/6, một số thí sinh còn cần hoàn thành bài thi nói tiếng Anh (độc thoại).

Về cơ bản, với phần đông sĩ tử 2k9, kỳ thi lớp 10 đã chính thức kết thúc. Những tưởng lúc này đây, cả thí sinh và phụ huynh đều thở phào nhẹ nhõm khi đã gác bỏ được áp lực thi cử nhưng trên thực tế, khoảng thời gian lại là thời điểm nhiều người cảm thấy "hoảng loạn" nhất với một "cuộc chiến" mới mang tên: Chờ điểm thi và điểm chuẩn vào lớp 10 các trường.

Chưa bao giờ như bây giờ, phụ huynh Hà Nội ôm tâm trạng "ngồi trên chảo lửa", lo nghĩ ngày đêm chỉ vì điều này - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Thật ra, không chỉ phụ huynh Hà Nội, đây là tâm trạng chung của tất cả phụ huynh có con tham gia kỳ thi tuyển sinh vào 10 năm nay.

Trên khắp các hội nhóm, diễn đàn của phụ huynh, loạt bài đăng về chủ đề thi vào 10 của con thu hút lượng lớn bình luận, tương tác. Người thì than sao mà hồi hộp thế, trong giai đoạn nước rút con ôn thi cũng không lo lắng bằng giai đoạn chờ điểm thi, cùng điểm chuẩn các trường. Người thì lo lắng không biết điểm chuẩn năm nay sẽ tăng hay giảm để còn tìm "phương án B", nếu chẳng may "phương án A" bị vỡ kế hoạch.

Chưa bao giờ như bây giờ, phụ huynh Hà Nội ôm tâm trạng "ngồi trên chảo lửa", lo nghĩ ngày đêm chỉ vì điều này - Ảnh 2.

Song song với đó, không ít phụ huynh còn đăng bài về điểm thi do con tự chấm, rồi nhờ các phụ huynh từng có con thi vào những năm trước tư vấn xem khả năng đỗ vào nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 thế nào.

Một số thắc phổ biến của cha mẹ trong nhóm phụ huynh hiện nay:

- Các bậc phụ huynh cho em hỏi. Con em về chấm Anh, Toán tầm 9 điểm, Văn khoảng 8 - 9 điểm thì có đỗ trường THPT Kim Liên không ạ?

- Nếu chẳng may con trượt cấp 3 thì nên cho con đi học GDTX hay học nghề mọi người nhỉ?

- Các mẹ cho em xin thông tin một số trường dân lập ổn ở khu vực Ba Đình hoặc Đống Đa với ạ. Em cũng lo lắng sau khi con đi thi về nên muốn tìm 1 xuất dân lập cho con mà không biết còn kịp không?

- Cùng đếm ngược 1 tháng nữa Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố điểm thi, điểm chuẩn nào các phụ huynh 2k9.

- Con mình đi thi về thì kêu Văn, Anh làm không tốt lắm. 4 năm qua con hầu như luôn nằm trong top 5 học sinh giỏi nhất lớp, các cô ở trường ai cũng khen con. Mà khi đi thi về thấy con kêu mà mình thực sự sốc, con đi thi về xong mặt buồn rười rượi, đúng là học tài thi phận. Năm nay con đăng ký nguyện vọng 1 vào trường THPT Thăng Long. Mới đăng ký thêm cả trường Tạ Quang Bửu, Hoàng Cầu. Mà đây là 2 trường dân lập, nhưng do mình chủ quan quá, không đóng tiền giữ chỗ sớm nên 2 trường đã đủ chỉ tiêu, giờ chỉ đợi điểm xét tuyển thôi, mình lo lắng quá. Với tình hình này sợ nguyện vọng 2 của con còn khó.

Phụ huynh cần làm gì trong giai đoạn chờ điểm thi vào 10 của con?

1. Động viên và giữ tinh thần thoải mái cho con: Tránh áp đặt áp lực lên con cái vào giai đoạn này, thay vào đó hãy động viên và giữ cho không khí gia đình thoải mái, tích cực. Lúc này đây, sự đồng cảm của phụ huynh sẽ tạo nên môi trường để con có thể chia sẻ về những lo lắng và áp lực mà họ đang phải đối mặt. Khuyến khích những cuộc trò chuyện mở giữa cha mẹ và con cái để từ đó khuyến khích con nói ra những tâm tư, nguyện vọng của mình.

2. Thảo luận về các kế hoạch dự phòng: Nói chuyện với con để tìm kiếm những kế hoạch dự phòng nếu kết quả không như mong đợi, như việc tìm hiểu các trường THPT khác hoặc các hướng nghiệp nghề phù hợp.

3. Chuẩn bị các thủ tục cần thiết: Cập nhật các mốc thời gian trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10 năm 2024 của Sở Giáo dục và Đào tạo để không bị "trễ deadline". Kiểm tra và chuẩn bị sẵn sàng các giấy tờ liên quan để khi có kết quả có thể nhanh chóng tiến hành các bước tiếp theo.

Chưa bao giờ như bây giờ, phụ huynh Hà Nội ôm tâm trạng "ngồi trên chảo lửa", lo nghĩ ngày đêm chỉ vì điều này - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

4. Tìm hiểu thêm thông tin về các trường THPT: Nghiên cứu thông tin về các trường trong nguyện vong đăng ký của con.

5. Chia sẻ kinh nghiệm: Nói chuyện với các bậc phụ huynh khác hoặc tham gia các diễn đàn, nhóm mạng xã hội để học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm.

6. Quản lý thời gian và hoạt động của con: Đây là điều quan trọng để giúp con nghỉ ngơi và thư giãn sau kỳ thi căng thẳng. Tham gia vào các hoạt động giải trí, nghệ thuật, thể thao hay dành thời gian cho sở thích cá nhân là những cách tuyệt vời để tái tạo năng lượng và giải tỏa căng thẳng.

Tổng hợp

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang