Chuyên gia bác tin đồn "Nín thở trong 10 giây giúp kiểm tra bản thân có nhiễm Covid-19 hay không"

Mới đây tin đồn 'nín thở 10 giây để chẩn đoán Covid-19' được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội, vậy thực hư như thế nào?

Số ca nhiễm Covid-19 ngày một tăng cao trên toàn cầu khiến người dân dành nhiều mối bận tâm cho các thông tin liên quan đến dấu hiệu nhiễm bệnh và cách phòng tránh virus. Lợi dụng sự quan tâm của mọi người, nhiều thông tin sai lệch đã được đưa ra để thu hút dư luận.

Thời gian gần đây, có một chủ đề đang thu hút sự chú ý trên mạng xã hội đó là: "Chỉ cần nín thở trong 10 giây mà không bị ho, không khó chịu, không cảm thấy sự khó khăn nào thì bạn có thể yên tâm rằng mình không hề nhiễm Covid-19".

Thông tin này được lưu truyền rộng rãi trên WhatsApp (một ứng dụng nhắn tin đa nền tảng) và các mạng xã hội khác, khẳng định đây là lời khuyên từ một chuyên gia thuộc Đại học Stanford Medicine (Mỹ) hoặc các bác sĩ Nhật Bản.

Chuyên gia bác tin đồn

Thông tin này được lưu truyền rộng rãi trên WhatsApp (một ứng dụng nhắn tin đa nền tảng) và các mạng xã hội khác.

Các chuyên gia nói gì?

Chính phủ Anh đã lên tiếng bác bỏ thông tin "tự kiểm tra Covid-19 bằng cách cố gắng nín thở trong 10 giây mà không ho" và khẳng định "không chính xác".

Đồng thời, Bộ Y tế và Chăm sóc Xã hội Anh cũng kêu gọi người dân cần cảnh giác với những hướng dẫn sai lệch về coronavirus.

'Bài đăng ẩn danh, tự xưng là từ Bệnh viện Stanford hoặc bác sĩ Nhật Bản, khuyên bạn có thể tự kiểm tra Coronavirus bằng cách nín thở là không chính xác", Bộ Y tế Anh cho biết.

Bác sĩ nói gì về tin đồn

Bộ Y tế và Chăm sóc Xã hội Anh kêu gọi người dân cần cảnh giác với những hướng dẫn sai lệch về coronavirus.

Đồng thời, chính đại diện của Trường Đại học Stanford - nơi được coi là đưa ra lời khuyên "tự test corona bằng cách nín thở" mới đây cũng đã lên tiếng đính chính lời đồn đang lan truyền trên mạng này không hề xuất phát từ Đại học Stanford.

Theo Dailymail, hầu hết bệnh nhân trẻ mắc virus corona chủng mới đều có thể nín thở lâu hơn 10 giây. Ngược lại, nhiều người già dù không hề nhiễm virus nhưng không thể thực hiện được.

Paul Hunter, giáo sư y khoa tại Đại học East Anglia nói: "Đó là thông tin bịa đặt bởi nhiều bệnh nhân đang ủ bệnh Covid-19 chưa chắc đã xuất hiện triệu chứng ảnh hưởng đến phổi. Không có bằng chứng cho thấy điều này".

Bác sĩ nói gì về tin đồn
 

Businessinsider dẫn lời bác sĩ Loren Rauch thuộc Bệnh viện Antelope Valley ở Los Angeles cũng đã khẳng định tin đồn này là sai sự thực. Hành động này không thể thử xem bạn có lo lắng hay bị tổn thương hô hấp không.

"Kiểm tra hơi thở là cách không hiệu quả để kiểm tra xơ hóa trong phổi. Và việc nín thở bao lâu cũng chẳng liên quan gì đến coronavirus cả", bác sĩ Loren Rauch khẳng định.

Nếu bạn nghi ngờ mình có thể bị nhiễm coronavirus, hãy gọi chuyên gia y tế 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), những đối tượng dễ lây nhiễm virus corona (Covid-19) có thể là:

- Người sinh sống hoặc đi đến khu vực có Covid-19 đang có dịch (nơi đã báo cáo có các trường hợp nhiễm virus corona chủng mới) là có nguy cơ nhiễm bệnh, hoặc khi bạn có tiếp xúc gần với những bệnh nhân nhiễm hoặc nghi nhiễm.

- Nhân viên y tế chăm sóc cho người nhiễm Covid-19 có nguy cơ cao hơn và phải tự bảo vệ mình bằng các biện pháp dự phòng và kiểm soát lây nhiễm.

Thế nên nếu bạn không thuộc nhóm những đối tượng dễ nhiễm đã khuyến cáo kể trên, chưa có triệu chứng gì, hoặc xuất hiện triệu chứng cúm nhẹ, việc ta nên làm là tự cách ly tại nhà.

Các chuyên gia đều đồng ý rằng nếu bạn nghi ngờ mình bị nhiễm virus corona, điều quan trọng nhất cần làm là gọi cho các chuyên gia y tế - đừng tự đến bệnh viện hoặc phòng khám, vì bạn có thể là nguy cơ lây lan virus nếu bị nhiễm bệnh.

Hãy gọi tới đường dây nóng cho các cơ sở y tế chuyên trách để được tư vấn qua điện thoại xem bạn có nằm trong nhóm nguy cơ cao nhiễm COVID-19 hay không. Sau đó, bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết hơn về các biện pháp để kiểm tra và phải làm gì nếu bạn có nguy cơ cao dương tính với virus corona. Khi bạn được đánh giá có nguy cơ cao nhiễm covid-19 và cần điều trị ngay lập tức, các cơ sở y tế sẽ có phương án sắp xếp để bạn an toàn đến cơ sở y tế để thực hiện cách ly. Nếu không thuộc nhóm có nguy cơ nhiễm, bạn có thể được khuyên nên thực hiện cách ly tại nhà.

Ngoài ra, các chuyên gia lưu ý, nếu bạn nghĩ mình có thể nhiễm bệnh, hãy tránh tiếp xúc với người khác. Tuyệt đối không dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn tắm và khăn trải giường. Hãy che miệng khi ho và hắt hơi. Rửa tay sạch với xà phòng và nước cũng như vệ sinh sạch các bề mặt có nguy cơ tiếp xúc cao như điện thoại và tay nắm cửa.

Nguồn: Businessinsider, Dailymail

 

Link báo gốc: http://baodansinh.vn/chuyen-gia-bac-tin-don-nin-tho-trong-10-giay-giup-kiem-tra-ban-than-co-nhiem-covid-19-hay-khong-22202027372735328.htm

Theo Trí Thức Trẻ

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang