Chuyên gia cảnh báo: Trẻ em có thể đã nuốt hàng triệu hạt vi nhựa từ một vật vô cùng quen thuộc

Kết quả nghiên cứu cho thấy có hàng triệu hạt vi nhựa lẫn trong nước. Điều đáng nói là cho dù thay nước này bằng sữa, nước khử ion hay nước máy thì đều ra kết quả giống nhau.

Nhựa dẻo từ lâu đã là một nguồn ô nhiễm chính trong các bãi rác và đại dương. Nhựa dẻo sẽ càng gây hại hơn nữa khi chúng phân hủy thành các mảnh nhỏ hơn 5mm, được gọi là vi nhựa. Theo các nhà nghiên cứu, những hạt vi nhựa này cực kỳ nguy hiểm. Nó có thể tàn phá sinh lý, hệ sinh sản, ngăn cản sự phát triển và hành vi ở một số loài vật.

Mặc dù chưa có kết quả nghiên cứu nào cho thấy vi nhựa nguy hiểm đối với sức khỏe con người, song các nhà khoa học vẫn khuyên mọi người nên hạn chế sử dụng đồ nhựa dẻo. Bởi mới đây, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nature Food đã ước tính rằng trẻ sơ sinh có thể đã "nuốt" 1 triệu mảnh vi nhựa mỗi ngày thông qua việc bú sữa bằng bình nhựa.

Chuyên gia cảnh báo: trẻ em có thể đã

Trẻ sơ sinh có thể đã "nuốt" 1 triệu mảnh vi nhựa mỗi ngày bằng việc bú sữa bằng bình nhựa (Ảnh minh họa).

Đây là kết quả nghiên cứu của tiến sĩ John Boland - một nhà hóa học công tác tại trường Đại học Dublin (Ireland). Ông và nhóm cộng sự của mình đã tuân theo quy trình của Tổ chức Y tế Thế giới khi chuẩn bị đồ dùng pha sữa cho trẻ em.

Đầu tiên, họ tiệt trùng bình sữa được làm từ nhựa polypropylene (PP) trong nhiệt độ 95 độ C, sau đó hong khô bình trong không khí. Tiếp theo, họ đổ nước nóng 70 độ C vào bình, lắc qua lắc lại trong khoảng 1 phút. Cuối cùng, họ đổ lượng nước này vào một chiếc cốc và soi nó dưới kính hiển vi.

Kết quả cho thấy có hàng triệu hạt vi nhựa lẫn trong nước. Điều đáng nói là cho dù thay nước này bằng sữa, nước khử ion hay nước máy thì đều ra kết quả giống nhau. Và sau 21 ngày thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra bình sữa này đã thải ra từ 1,3 đến 16,2 triệu hạt vi nhựa/lít nước.

Chuyên gia cảnh báo: trẻ em có thể đã
 

Từ đây, tiến sĩ Boland cảnh báo rằng một em bé bú bình có thể đã "nuốt" 16 triệu hạt vi nhựa mỗi ngày trong 12 tháng đầu đời.

Do đó, tiến sĩ Boland lưu ý rằng mặc dù chưa có nghiên cứu nào nói rằng hạt vi nhựa ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, nhưng ông cũng khuyến nghị các cha mẹ nên cẩn trọng hơn trong việc lựa chọn bình sữa cho con cũng như nên thay đổi cách pha sữa.

Tiến sĩ Boland cho biết: "Việc khử trùng và tiếp xúc với nước có nhiệt độ cao đã ảnh hưởng lớn đến việc giải phóng vi nhựa. Trung bình mỗi lít nước sẽ có khoảng 0,6 triệu hạt vi nhựa hòa vào nếu nước ở nhiệt độ 25 độ C, và 55 triệu vi nhựa/lít khi nước đạt nhiệt độ 95 độ C. Tuy rằng chúng ta không biết vi nhựa sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như thế nào trong tương lai, nhưng các bậc phụ huynh nên cẩn trọng trong việc chọn bình sữa và pha sữa cho con".

Chuyên gia cảnh báo: trẻ em có thể đã

Cha mẹ nên pha sữa cho con bằng chai/lọ/cốc thủy tinh, rồi sau đó hãy đổ vào bình sữa đã được tiệt trùng sẽ hạn chế được lượng vi nhựa giải phóng vào sữa (Ảnh minh họa).

Tiến sĩ Boland cũng hướng dẫn thêm rằng cha mẹ có thể dễ dàng hạ thấp mức độ hạt vi nhựa có trong sữa của con bằng cách: "Bước đầu tiên là tiệt trùng bình sữa. Bạn có thể tráng bình bằng nước sôi hoặc đun bình trong nồi nước sôi. Sau đó, bạn cần để chúng khô và nguội.

Bước tiếp theo, bạn sẽ pha sữa cho bé bằng chai/lọ/cốc thủy tinh. Sau khi sữa nguội bớt, bạn sẽ chuyển sữa đã pha vào bình đã tiệt trùng và nguội rồi. Bạn nên lưu ý là hãy rót sữa vào từ từ và tuyệt đối không được lắc mạnh bình sữa, rồi đưa cho con bú".

Giải thích vì sao không lắc bình sữa, tiến sĩ Boland nói rằng lắc cơ học, ngay cả khi ở nhiệt độ phòng, cũng sẽ giải phóng các mảnh vi nhựa bao phủ trên bề mặt bình sữa mà bạn không thể loại bỏ nó bằng cách rửa bình đã tiệt trùng bằng nước lạnh.

Tiến sĩ Boland cũng khuyên các cha mẹ không bao giờ được sử dụng lò vi sóng để hâm nóng bất kỳ loại sữa bột trẻ em nào. Và nếu có thể, các bà mẹ hãy cho con bú mẹ trực tiếp vì tất cả các dụng cụ hút sữa, túi trữ sữa cũng đều được làm từ nhựa mà ra.

Nguồn: Scientist, Bangkokpost

 

 

Theo afamily.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang