Chuyên gia chỉ ra ưu, nhược điểm của Ăn dặm tự chỉ huy, bật mí cách để trẻ không kén ăn

(lamchame.vn) - Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy (BLW) đang rất được lòng các mẹ có con giai đoạn ăn dặm. Vậy ăn dặm tự chỉ huy là gì? Phương pháp này có thực đơn ăn như thế nào? Lợi ích và nhược điểm của phương pháp BLW là gì?

Ăn dặm là giai đoạn rất quan trọng với hành trình phát triển của trẻ, là bước chuyển tiếp để trẻ được bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển.

Có rất nhiều phương pháp ăn dặm để các mẹ tham khảo. Trong đó, ăn dặm tự chỉ huy (BLW) là 1 trong những phương pháp được nhiều mẹ quan tâm và áp dụng.

Chuyên gia ăn dặm Nguyễn Thị Miện (Người sáng lập khóa học Ăn dặm là chuyện nhỏ) cho rằng, Ăn dặm tự chỉ huy là phương pháp ăn dặm nổi tiếng tại các nước châu Âu, hiện đang được áp dụng tại nước ta trong thời gian gần đây. Tên ăn dặm BLW tên tiếng Anh có nghĩa là Baby Led Weaning (ăn dặm tự quyết định).

Ăn dặm tự chỉ huy là phương pháp ăn dặm khuyến khích bé tự quyết định cách ăn và món ăn.

Với phương pháp ăn dặm tự chỉ huy BLW, bé được toàn quyền quyết định ăn hay không ăn, ăn bốc hay ăn món nào trước món nào sau. Tuy nhiên, phương pháp BLW đòi hỏi sự tôn trọng từ phía bố mẹ về sở thích ăn uống của trẻ. Điều này giúp trẻ tự do khám phá và làm quen với việc ăn uống theo cách thức tự nhiên nhất.

Để áp dụng cho con phương pháp này, bố mẹ cần hiểu ưu, nhược điểm của phương pháp này để phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm để đạt kết quả tốt nhất.

Về ưu điểm:

Ưu điểm số 1: Con ăn uống tự chủ vui vẻ

Với phương pháp ăn dặm tự chỉ huy thì thức ăn được bày ra bàn và con sẽ được khám phá được tự lựa chọn và tự ăn và không có bất kỳ sự can thiệp nào nên bé sẽ rất hứng thú với thức ăn. Mỗi bữa ăn sẽ là sự tự nguyện của chính bản thân bé nên bé sẽ rất vui vẻ, hào hứng khi ăn uống.

Ưu điểm số 2: Con ăn thô tốt sớm, có thể ăn uống cùng gia đình.

Với phương pháp ăn dặm này thì các bé sẽ được được luyện ăn thô ngay từ đầu và khả năng ăn thô của con rất tốt. Nếu mẹ cho con ăn dặm tự chỉ huy BLW ngay từ đầu thì đa số các bé vào giai đoạn 9-10 tháng trở đi sẽ ăn được khá nhiều.

Nhược điểm của phương pháp này:

Thứ nhất, bé kén ăn: Với những bé ăn tự chỉ huy 100%, sau 1 tuổi bé có thể ăn thô rất tốt tuy nhiên rất nhiều bé có xu hướng kén ăn và chỉ ăn những thứ mình thích. Bản chất của phương pháp BLW là khi bày thức ăn ra bàn để bé bốc, bố mẹ sẽ không có bất kỳ can thiệp vào việc con chọn ăn gì? Vì thế theo bản năng có rất nhiều bé sẽ chọn ăn những món mình thích còn bỏ lại những món mình không thích.

Muốn con sau này ăn đa dạng phong phú thì ở giai đoạn ăn dặm bố mẹ nên giới thiệu thực phẩm đa dạng phong phú. Con được trải nghiệm thực phẩm phong phú ở giai đoạn ăn dặm thì lớn nên con sẽ ăn uống đa dạng phong phú, nếu cho con ăn theo sở thích của mình thì sau này con cũng sẽ chỉ ăn món mình thích.

Cách khắc phục nhược điểm này giúp con ăn uống đa dạng thực phẩm hơn là kết hợp giữa BLW và Ăn dặm truyền thống hay BLW và Ăn dặm kiểu Nhật. Ví dụ sáng mẹ cho ăn theo phương pháp ăn dặm truyền thống, buổi chiều làm theo phương pháp ăn dặm BLW.

Thứ hai: Con ăn rất tốt nhưng tăng cân kém.

Đây chắc hẳn là nhược điểm mà rất nhiều mẹ khi cho con ăn theo phương pháp ăn dặm tự chỉ huy cảm nhận được. Nguyên nhân con ăn tốt nhưng tăng cân kém là do cân bằng giữa các nhóm chất dinh dưỡng trong bữa ăn chưa được khoa học. Đa số các bé ăn BLW có thể ăn rau củ , hoa quả thịt rất tốt nhưng nhóm tinh bột (nguồn dinh dưỡng chính của cơ thể) lại ăn kém và lười ăn.

1 ví dụ đơn giản là với 1 suất ăn cho em bé 1 tuổi nên ăn: cơm mềm 80-100g , thịt 15-20g , rau 40g, hoa quả nếu có 15g. Nếu trong bữa ăn có thể cân bằng được lượng như trên thì cân nặng của bé sẽ tăng ổn định, nhưng ngược lại con có thể ăn rau củ hoa quả lên tới 80-100g , thịt 15-20g nhưng cơm ăn rất ít chỉ chừng 40-50g thì cân nặng tăng kém hoặc chững cân 1 thời gian dài.

Để khắc phục nhược điểm này thì bố mẹ nên cho ăn dặm tự chỉ huy nhưng theo định hướng. Khi ở giai đoạn đầu tập ăn dặm thay vì đặt hết tất cả cả các món và tất cả lượng thì mẹ hãy định hướng cho con bằng cách cho 1 món và 1 miếng lên trên bàn, chờ bé ăn xong đặt miếng tiếp theo.

Để tránh việc bé ăn lệch, kén ăn, lười ăn các nhóm tinh bột hay những món bé không thích thì mẹ giới thiệu nhóm tinh bột hay những thực phẩm bé không thích ngay đầu bữa. Duy trì thói quen trên mỗi bữa sẽ giúp bé ăn tốt nhóm tinh bột và bớt kén ăn hơn.

 

 

Chuyên gia tư vấn Nguyễn Thị Miện – người sáng lập khóa học Ăn dặm là chuyện nhỏ đã có 7 năm đồng hành, tư vấn cho rất nhiều bố mẹ trong giai đoạn ăn dặm của con để giúp bé có những bữa ăn dặm ngon miệng, vui vẻ.

Chị Miện sinh sống, làm việc tại Nhật Bản được 12 năm, tốt nghiệp ĐH Châu Á Thái Bình Dương Ritsumeikan. Năm 2013, chị sinh em bé đầu tiên và sau đó bắt đầu quá trình tìm hiểu về ăn dặm và nuôi con.

Ở Nhật Bản, các mẹ có con trong độ tuổi ăn đều được tiếp cận kiến thức ăn dặm đúng đắn nên các mẹ ít bị hoang mang hay làm sai. Chị đã theo học nhiều khóa dạy về ăn dặm và nuôi con để tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm.

Với mong muốn mang kiến thức về ăn dặm cũng như mô hình tư vấn ăn dặm của Nhật về Việt Nam, năm 2018 chị quyết định về Việt Nam đồng hành, cung cấp kiến thức ăn dặm, tư vấn cho các mẹ.

Trong quá trình về Việt Nam tư vấn, chị Miện vẫn thường xuyên bay sang nhật để update và học các kiến thức về ăn dặm để tư vấn cho các mẹ được chính xác và hiệu quả hơn.

 

 

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang