Chuyên gia tiết lộ: 4 chuyên ngành có tỷ lệ việc làm cao và mức lương hậu hĩnh, sinh viên cần lưu ý

(lamchame.vn) - Theo bạn, đó là những chuyên ngành nào?

Đứng trước ngưỡng cửa đại học, chọn ngành học gì đúng sở thích, năng lực nhưng quan trọng vẫn đảm bảo đầu ra là những yếu tố sĩ tử nên lưu ý.

Đành rằng cơ hội việc làm còn phụ thuộc vào nỗ lực, ý chí, khả năng của mỗi người, tuy nhiên lựa chọn ngành học có tiềm năng trong tương lai để bớt lâm vào cảnh cặm cụi 4 năm học rồi phải chật vật tìm kiếm việc làm là điều cần cân nhắc. Bởi có rất nhiều những ngành nghề hiện nay đang rất hot, rất "khát" nhân lực song cũng có nhiều nghề kiếm việc rất vất vả.

Trương Tuyết Phong là một chuyên gia giáo dục nổi tiếng của Trung Quốc. Ông thường có những nhiều bài viết về tư vấn chọn ngành học thu hút sự chú ý. Mới đây, chuyên gia này đề cập đến 4 ngành học phù hợp hơn với sinh viên có gia đình thuộc hoàn cảnh khó khăn. Việc làm sau khi tốt nghiệp những chuyên ngành này không phải là vấn đề, thậm chí có thể có thu nhập khá cao.

Chuyên gia tiết lộ: 4 chuyên ngành có tỷ lệ việc làm cao và mức lương hậu hĩnh, sinh viên cần lưu ý- Ảnh 1.

Trương Tuyết Phong

1. Nhóm ngành máy tính, đặc biệt là Khoa học máy tính

Với lĩnh vực máy tính, ngành học top đầu vẫn là Khoa học máy tính. Mặc dù nhiều người nói rằng chuyên ngành máy tính đã bão hòa, nhiều công ty internet lớn đã bắt đầu cắt giảm nhân sự, và mức lương cao của ngành này không còn phổ biến nữa.

Nhưng thực tế, chuyên ngành máy tính vẫn là cơ hội tốt nhất để sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn đảo ngược tình thế. Bởi vì cơ sở hạ tầng mạng và ngành công nghiệp số vẫn đang từng bước được hoàn thiện và nâng cấp chuyển đổi, lĩnh vực này vẫn cần một lượng lớn nhân lực.

Khoa học máy tính là ngành học phù hợp với những bạn trẻ năng động, có tư duy sáng tạo, đam mê công nghệ. Theo học ngành Khoa học máy tính, người học không bao giờ lo thất nghiệp và có thu nhập cao bởi đây là ngành học cung không đủ cầu.

Kỹ sư Khoa học máy tính sẽ được nhận mức lương dao động trong khoảng từ 12-20 triệu đồng/ tháng. Mức lương này sẽ tăng rất nhanh theo năng lực và kinh nghiệm của mỗi người trong quá trình làm việc.

Tóm lại, chuyên ngành máy tính vẫn đáng để sinh viên từ gia đình bình thường lựa chọn.

2. Nhóm ngành điện - điện tử

Điện - điện tử chính là… ngành học của tương lai khi "cơn lốc" sử dụng các thiết bị thông minh đang ập đến. Học điện - điện tử sinh viên sẽ được tiếp cận máy móc hiện đại, chế tạo sản phẩm thông minh. Lựa chọn theo học ngành điện - điện tử, các kỹ sư có tay nghề giỏi và thành thạo tiếng Anh ngay khi tốt nghiệp được các doanh nghiệp "săn đón" ráo riết với mức lương cao.

3. Nhóm ngành năng lượng

Quản lý năng lượng là lĩnh vực dành cho việc quản lý và tối ưu hóa các nguồn năng lượng. Lĩnh vực này bao gồm các hoạt động sản xuất, phân phối và sử dụng năng lượng cũng như các chính sách liên quan đến năng lượng.

Chương trình học quản lý năng lượng sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên ngành về quản lý cung cấp năng lượng và tiêu thụ năng lượng. Từ đó, người học sẽ hiểu và áp dụng kiến thức, kỹ năng để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực quản lý năng lượng.

Mức lương của ngành Quản lý năng lượng có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, vị trí công việc, khu vực địa lý, ngành nghề, và quy mô của công ty.

4. Ngành Nha khoa

Do nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng như vẻ đẹp bên ngoài của con người ngày càng tăng cao nên chuyên ngành Nha khoa dần đã trở thành sự lựa chọn phổ biến của các bạn trẻ có ý định theo đuổi ngành Y.

Nha khoa được đánh giá là một ngành khó trong khối khoa học sức khỏe nhưng cũng là một trong những ngành dễ làm giàu.

Để có được mức thu nhập mơ ước đương nhiên người học cũng phải cố gắng, nỗ lực rất nhiều trên con đường học vấn cũng như trau dồi kỹ năng, chuyên môn, vận dụng lý thuyết vào thực tế một cách thành thạo.

Sau khi ra trường, bác sĩ Nha khoa cũng phải trải qua quá trình tập sự, tìm việc, nộp hồ sơ, phỏng vấn, và khi chứng minh được năng lực của bản thân thì nhà tuyển dụng mới có thể nhận họ vào làm việc, trả cho họ một mức lương xứng đáng.

Quan trọng, ngành Nha khoa có đầu vào cao, thời gian đào tạo dài, đầu tư nhiều chi phí nên "sinh viên nghèo" cũng cần cân nhắc liệu gia đình có đủ chi phí để theo đuổi lâu dài hay không.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang