Khi bước vào hôn nhân, vợ và chồng luôn có mối quan hệ gần gũi và thấu hiểu nhất, trong cuộc sống sẽ luôn cùng khóc, cùng cười, và rất có thể sẽ cùng mắc bệnh, đặc biệt là rất dễ cùng mắc ung thư.
Khi một cặp vợ chồng cùng mắc một loại ung thư, điều đó được định nghĩa là "ung thư cặp đôi". Theo một nghiên cứu năm 2015 của Tổ chức Y tế thế giới WHO, cứ 100 cặp vợ chồng thì lại có 5 cặp tử vong vì những căn bệnh "ung thư cặp đôi" như vậy.
Vợ chồng không có quan hệ huyết thống, vì sao ung thư vẫn có thể lây truyền?
Bệnh ung thư đã được WHO khẳng định không có tính lây truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người, bên cạnh đó, ung thư cũng không có đặc điểm của một loại bệnh truyền nhiễm.
Vậy vì sao "ung thư cặp đôi" vẫn dễ hình thành? Nguyên nhân được giới y học giải thích rằng các cặp vợ chồng thường sống chung một nhà, chính vì vậy thói quen ăn uống và sinh hoạt ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến nhau. Người này dễ có cùng thói quen xấu như người kia, đó là yếu tố làm hình thành bệnh ung thư ở cả hai.
Nếu vợ hoặc chồng mắc 1 trong 4 loại ung thư dưới đây, người còn lại cần đi khám khẩn cấp
1. Bệnh ung thư phổi
Theo nhiều nghiên cứu, thói quen hút thuốc lá là yếu tố chính dẫn đến bệnh ung thư phổi, chiếm đến 90% ca mắc bệnh. Trong khói thuốc có khoảng 7.000 chất hóa học, trong đó có 60 chất được xếp vào loại gây ung thư.
Những người hút thuốc lá thường chỉ hít phải 10% khói thuốc vào phổi, 90% còn lại sẽ khuếch tán trong môi trường, gây ô nhiễm không khí trong nhà, khiến người thân như vợ, và con trở thành đối tượng hút thuốc thụ động, tăng nguy cơ ung thư phổi.
Ngoài ra, môi trường sống chung cũng là một trong những yếu tố gây ung thư, chẳng hạn như khói bếp, hóa chất còn sót lại trong quá trình trang trí nhà cửa, ô nhiễm không khí... tất cả đều có thể trở thành yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.
Khi một cặp vợ chồng cùng hít thở chung bầu không khí ô nhiễm, thì chắc chắn nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng sẽ cùng nhau tăng lên.
2. Bệnh ung thư gan
Trên 80% bệnh nhân ung thư gan là do tiến triển từ viêm gan virus B, khoảng 5% bệnh nhân ung thư gan được xác định là do virus viêm gan C gây nên... Chính vì vậy có thể thấy, căn bệnh này chủ yếu liên quan đến virus.
Người bệnh viêm gan B mãn tính nếu không được điều trị khoa học, áp dụng chế độ ăn uống hợp lý thì sẽ làm tăng nguy cơ xơ gan và ung thư gan.
3. Bệnh ung thư dạ dày
Bệnh ung thư dạ dày có thể cùng xuất hiện ở cả vợ lẫn chồng thông qua 2 yếu tố:
- Thói quen ăn uống giống nhau:
Trong một gia đình có cùng sở thích ăn thực phẩm nhiều muối, thực phẩm chiên, nướng... sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư hơn. Nguyên nhân bởi các thực phẩm này thường chứa nhiều nitrite, khi đi vào cơ thể sẽ biến đổi thành nitrosamine - một chất gây ung thư.
- Nhiễm vi khuẩn HP:
Thói quen gắp thức ăn cho nhau, sử dụng chung thìa đũa, chấm chung bát nước mắm... của các cặp vợ chồng chính là con đường truyền vi khuẩn HP cho nhau. Bình thường thì vi khuẩn HP không gây hại nhưng đối với những người bị viêm loét dạ dày thì vi khuẩn HP có thể gây ra tình trạng loét nặng hơn, lâu ngày có thể tiến triển thành ung thư dạ dày.
4. Bệnh ung thư đường ruột
Cũng giống như ung thư dạ dày, các cặp vợ chồng cùng mắc bệnh ung thư đường ruột đều đến từ thói quen ăn uống kém khoa học.
Khi một cặp vợ chồng sử dụng nhiều thịt đỏ, nhiều thực phẩm chứa lượng dầu và muối cao chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột. Đặc biệt, tiêu thụ lâu dài thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ rất dễ làm tăng gánh nặng cho ruột và cũng có thể gây ra các vấn đề như táo bón và béo phì.
(Nguồn: Aboluowang, Sohu)
Theo Tri Thức Trẻ
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.