Cô gái 22 tuổi phải cắt bỏ nửa lá gan vì bị ung thư, nguyên nhân xuất phát từ 2 thói quen thường ngày của nhiều người trẻ

Mất một nửa lá gan nhưng đó vẫn là điều rất may mắn đối với Tiểu Lý (22 tuổi, Trung Quốc) vì căn bệnh ung thư gan chưa di căn, nếu không cô còn phải mất nhiều hơn thế.

Tiểu Lý 22 tuổi đến Quảng Đông (Trung Quốc) làm việc trong 3 năm. Mùa hè năm nay, cô luôn cảm thấy đầy bụng và nghĩ là khó tiêu nên đã uống một số loại thuốc chữa bệnh dạ dày nhưng không thuyên giảm.

Một lần, khi cô lấy tay xoa bụng thì đột nhiên sờ thấy một cục u nhỏ ở bụng bên phải, vì nó không đau hay ngứa nên cô không quan tâm đến nó.

Sau vài tháng nữa, cục u này ngày càng to ra, xoa nắn bất cứ lúc nào cũng có thể sờ thấy, ấn xuống thì hơi đau, Tiểu Lý sợ hãi nên vội vã đến bệnh viện gần nhà.

Khi được bác sĩ thăm khám, kết quả CT bụng cho thấy có bóng mờ ở thùy gan bên phải!

Vào ngày 9/11, sau khi xem bảng kiểm tra và chụp phim cẩn thận sau khi hội chẩn, bác sĩ cho rằng Tiểu Lý gặp vấn đề sức khỏe không nhỏ, cần nhập viện ngay. Kết quả chụp MRI cho thấy một khối rất lớn ở thùy gan phải với các tổn thương dạng nốt rải rác xung quanh. Tiểu Lý được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan nguyên phát.

Cô gái 22 tuổi phải cắt bỏ nửa lá gan vì bị ung thư, nguyên nhân xuất phát từ 2 thói quen thường ngày của nhiều người trẻ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Cô gái 22 tuổi phải cắt bỏ nửa lá gan vì bị ung thư, nguyên nhân xuất phát từ 2 thói quen thường ngày của nhiều người trẻ - Ảnh 2.

Tái tạo 3D và hình ảnh MRI của Tiểu Lý

Trong quá trình nhập viện, bác sĩ hỏi bệnh sử chi tiết, Tiểu Lý kể lại, vào năm 2019, khi khám sức khỏe tại công ty cô mới biết mình là người mang mầm bệnh viêm gan B, nhưng vì thiếu hiểu biết nên cô cũng không quan tâm đến nguy cơ này.

Ngoài ra, trong 3 năm, Tiểu Lý ở trong ký túc xá với các đồng nghiệp của mình, hầu như ngày nào cũng gọi đồ ăn về phòng, chủ yếu là ăn đồ nướng vào ban đêm.

Vấn đề tồi tệ hơn, cô đi làm muộn và không ngủ sau khi về nhà, thay vào đó lại thức gần như mỗi ngày, thường đến 2 hoặc 3 giờ sáng, thậm chí 4 hoặc 5 giờ sáng mới ngủ.

Cô gái 22 tuổi phải cắt bỏ nửa lá gan vì bị ung thư, nguyên nhân xuất phát từ 2 thói quen thường ngày của nhiều người trẻ - Ảnh 3.

Thực tế, bản thân bệnh nhân "viêm gan B mãn tính" đã có nguy cơ mắc ung thư gan cao, cộng với nhiều yếu tố như thức khuya, thường xuyên ăn đồ nướng, phát hiện cơ thể có biểu hiện bất thường nhưng không đi khám kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư gan.

Rất may là Tiểu Lý có thể trạng tốt, khối u chưa xâm lấn các cơ quan lân cận và chưa di căn xa, có thể phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn.

Sau một tháng hồi phục, Tiểu Lý từ quê nhà trở lại bệnh viện để xem xét, các chỉ số đều tương đối khả quan.

Bác sĩ dặn Tiểu Lý sau này phải làm việc và nghỉ ngơi đều đặn, tránh thức khuya, ăn uống lành mạnh, loại bỏ đồ nướng và thức ăn có khói (gồm benzopyrene), đồng thời thường xuyên xem xét và theo dõi tại bệnh viện

4 dấu hiệu cảnh giác với ung thư gan

1. Sốt dai dẳng

Tế bào ung thư phá hủy hệ thống miễn dịch trong cơ thể, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh lợi dụng sự suy yếu, và trung tâm điều hòa thân nhiệt bị mất cân bằng, từ đó gây ra tình trạng sốt nhẹ, nhiệt độ cơ thể nói chung không vượt quá 39 độ C.

2. Đau rõ rệt vùng gan

Gan nằm dưới lồng ngực bên phải nên cơn đau tập trung quanh vùng hạ sườn phải.

Khi bị ung thư gan có thể xuất hiện những cơn đau nhói hoặc âm ỉ, bởi khi khối u phát triển lớn hơn, bao gan có thể bị chèn ép, kéo căng ra, gây ra những cơn đau ở vùng gan.

3. Giảm trọng lượng cơ thể

Sau khi bị bệnh gan, chức năng gan sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, khả năng tiêu hóa và hấp thụ kém hơn trước rất nhiều, lâu dần sẽ khiến cơ thể sút cân, mệt mỏi.

4. Hệ tiêu hóa bất thường

Gan là tuyến tiêu hóa lớn nhất cơ thể, mật tiết ra sẽ tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn. Sau khi bị bệnh gan sẽ gây xung huyết tiêu hóa, dẫn đến rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, buồn nôn, trướng bụng, chán ăn.

Bác sĩ nhắc nhở:

Chú ý vệ sinh ăn uống, không ăn thực phẩm bị mốc, hư hỏng, nhất là các loại hạt, ngũ cốc, dầu ăn bị mốc, có chứa aflatoxin là chất gây ung thư bậc nhất có thể tác động trực tiếp lên gan, dễ gây ung thư gan.

Bình thường hãy duy trì lịch sinh hoạt đều đặn, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, giữ thái độ lạc quan, tham gia các bài tập thể dục thể thao nhiều hơn để tăng cường sức đề kháng và giảm gánh nặng cho gan.

Từ 23h đến 3h sáng là khoảng thời gian nuôi dưỡng gan và máu, tế bào gan tự sửa chữa và tái tạo, lúc này nên ở trạng thái ngủ sâu.

Nguồn và ảnh: Quảng Đông Daily, Bệnh viện Đa khoa Đại học Thâm Quyến

 

Link gốc: https://phapluat.suckhoedoisong.vn/co-gai-22-tuoi-phai-cat-bo-nua-la-gan-vi-bi-ung-thu-nguyen-nhan-xuat-phat-tu-2-thoi-quen-thuong-ngay-cua-nhieu-nguoi-tre-162212712161332607.htm

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang