Có một khoảng cách lớn giữa trẻ hay khóc nhè và trẻ không thể khóc, sự thật khiến nhiều phụ huynh day dứt vì cách làm của mình

Nhiều bố mẹ cảm thấy mệt mỏi và khó chịu vì con khóc quá nhiều, cho rằng việc con hay khóc nhè là không tốt. Có đúng như vậy không?

Việc đối mặt với một đứa trẻ hay khóc có thể làm cho phụ huynh mệt mỏi, đôi lúc mất kiên nhẫn. Tuy nhiên khóc là một cách thể hiện cảm xúc và giải tỏa tâm lý cần thiết, không chỉ với trẻ em mà ngay cả người lớn cũng cần phải có.

Khi con khóc nhè, phụ huynh thường có 2 cách phản ứng. Có người sẽ để cho con khóc thỏa thích sau đó mới giải quyết vấn đề của trẻ. Có người thì lập tức mắng mỏ, bắt con phải ngừng khóc. Thực chất hai cách xử lý này của phụ huynh đều xuất phát từ suy nghĩ và lý do riêng của bản thân nhưng đối với trẻ, chúng sẽ chịu sự tác động không nhỏ từ cách cư xử của bố mẹ.

Có một khoảng cách lớn giữa trẻ hay khóc nhè và trẻ không thể khóc, sự thật khiến nhiều phụ huynh day dứt vì cách làm của mình - Ảnh 1.
 

Khi trẻ phạm phải sai lầm hoặc gặp chuyện không như ý muốn khiến chúng sợ hãi và có tâm trạng tồi tệ thì sẽ khóc như một phản ứng tự nhiên. Ở góc độ khác, những đứa trẻ hay khóc có sự thể hiện cảm xúc tốt hơn, biết cách thể hiện cảm xúc qua tiếng khóc. Sau khi trưởng thành, những đứa trẻ như vậy cũng giỏi hơn trong việc bày tỏ cảm xúc của bản thân và thường sẽ không gặp khó khăn vì cảm xúc bị kìm nén.

Ngược lại, một số trẻ cho dù gặp chuyện gì cũng không khóc. Nhìn bề ngoài có thể nghĩ rằng đứa trẻ này thật mạnh mẽ và cứng rắn nhưng nhìn vào sâu vấn đề, có thể là do trẻ không biết cách hoặc không dám thể hiện bản thân. Việc không biết thể hiện cảm xúc trong tương lai có thể gây trở ngại trong quá trình giao tiếp xã hội của trẻ, khiến trẻ gặp nhiều trở ngại ở nhiều phương diện trong cuộc sống.

Trong suy nghĩ của người lớn, trẻ con thì làm gì có áp lực nào, chỉ việc ăn chơi, ngủ nghỉ rồi học hành. Thật ra dù ở độ tuổi nào cũng có nỗi lo, tuổi nào cũng có những áp lực riêng.

Có một khoảng cách lớn giữa trẻ hay khóc nhè và trẻ không thể khóc, sự thật khiến nhiều phụ huynh day dứt vì cách làm của mình - Ảnh 2.
 

Trẻ con có những nỗi sợ hãi lo lắng và cũng mệt mỏi như người lớn vậy. Những thứ này tưởng như không có gì to tát trong mắt bố mẹ nhưng lại là vấn đề lớn đối với trẻ.

Khi trẻ cảm thấy sợ hãi trước áp lực quá lớn, khóc giúp giải tỏa cảm xúc, giảm căng thẳng và rất có lợi cho sự phát triển trí não của trẻ. Tuy nhiên, một số trẻ có sự chịu đựng tốt nên chúng hoàn toàn không khóc, giấu hết cảm xúc vào trong lòng. Nếu tình trạng diễn ra lâu ngày, trẻ có thể tích tụ nhiều áp lực, khi lên đến đỉnh điểm thì chúng sẽ suy sụp không chịu nổi. Vấn đề này cũng là nguyên nhân làm cho trẻ dễ bị khiếm khuyết về nhân cách và tâm lý.

Đôi khi người ta không kìm được nước mắt khi nghe những điều không hay hoặc nhìn thấy người khác bị tổn thương. Thật ra, đó không phải là sự hèn nhát, mà là tác động của sự đồng cảm đối của con người.

Có một khoảng cách lớn giữa trẻ hay khóc nhè và trẻ không thể khóc, sự thật khiến nhiều phụ huynh day dứt vì cách làm của mình - Ảnh 3.
 

Một người thường có cảm xúc như vậy chứng tỏ là người đó có sự đồng cảm mạnh mẽ và trái tim nhân hậu. Ngược lại, một người không biết rơi nước mắt, không thể hiện sự thấu cảm với người và những sự việc xung quanh, mọi người sẽ nghĩ rằng đó là một kẻ quá nhẫn tâm và kém đồng cảm. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến các mối quan hệ giữa các cá nhân và tương tác xã hội của người đó.

Chính vì vậy, khi thấy trẻ khóc, phụ huynh đừng vội bắt trẻ phải im lặng hoặc lớn tiếng mắng mỏ, chê trách. Phản ứng đầu tiên của bố mẹ sẽ góp phần hướng dẫn cho trẻ hiểu đúng về cảm xúc của mình cũng như có sự phát triển tâm lý một cách lành mạnh.

Bố mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân khiến cho con khóc vì chỉ bằng cách tìm ra gốc rễ vấn đề thì mới có thể giải quyết tâm trạng của con một cách hợp lý. Dù bất kể là vì nguyên nhân gì, bố mẹ cũng nên an ủi, ôm con vào lòng, nói những lời dịu dàng giúp con xoa dịu tâm trạng.

Có một khoảng cách lớn giữa trẻ hay khóc nhè và trẻ không thể khóc, sự thật khiến nhiều phụ huynh day dứt vì cách làm của mình - Ảnh 4.
 

Đừng nên la mắng con, nói những lời xúc phạm khiến cho đứa trẻ tổn thương và cho rằng khóc là hành vi sai trái. Với sự kiên nhẫn, thấu hiểu và bao dung, bố mẹ mới có thể giao tiếp tốt nhất với con và giúp cho con trưởng thành tốt nhất.

Hãy nhớ rằng việc đứa trẻ khóc không có gì sai và không có vấn đề gì. Nhưng sau tiếng khóc đó là điều tốt hay xấu thì phụ thuộc ở cách tiếp cận và xử lý của bố mẹ. Muốn cho trẻ nuôi dưỡng tính cách mạnh mẽ và sự tự tin thì bố mẹ cần hướng cho con một "lối thoát" để giải phóng và thể hiện cảm xúc của mình.

(Nguồn: Toutiao)

 

 

Theo afamily.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang