Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường bắt gặp không ít em bé khá nghịch ngợm song phần lớn các bậc phụ huynh đều cho rằng sau này lớn lên trẻ sẽ khác.
Chỉ có điều vài năm sau, những "tật xấu" của trẻ ngày một nhiều hơn, thường xuyên bày bừa đồ đạc, quậy phá đến mức tạo thêm "công ăn việc làm" cho bố mẹ xử lý.
Chẳng hạn có những lúc, bố mẹ chỉ cần không để ý một chút là y như rằng các bạn nhỏ sẽ mang đồ trang điểm của mẹ ra chơi, bày bừa, tô vẽ lên tường nhà...
Đến khi bố mẹ phát hiện thì nhà cửa đã rất bừa bộn, bố mẹ khi đó không kìm nổi cơn nóng giận có thể sẽ phạt con, khiến cho tâm trạng cả người lớn và trẻ nhỏ đều không vui.
Quả đúng là như vậy, có một số đứa trẻ trong mắt bố mẹ rất nghịch ngợm, khiến họ phải đau đầu. Tuy nhiên, đây thực ra cũng có thể là biểu hiện của những đứa trẻ thông minh.
Ví dụ như 3 đặc trưng dưới đây, nếu bố mẹ có thể hướng dẫn, chỉ bảo cẩn thận, chắc chắn sẽ giúp ích cho sự phát triển của trẻ rất nhiều.
1. Hoạt bát, hiếu động
Có một số trẻ vì quá hiếu động nên sẽ khiến mọi người nhầm tưởng là tăng động, cả ngày chạy tới chạy lui.
Hoặc có một số bố mẹ thích những đứa trẻ hiểu chuyện, nguyên tắc, nhưng thực tế, việc trẻ hoạt bát hiếu động có thể sẽ thể hiện rõ hơn mong muốn tìm kiếm của trẻ, nóng lòng tìm hiểu những điều mới lạ, thích mạo hiểm, tràn đầy sự hiếu kỳ.
2. Đặt quá nhiều câu hỏi
Những đứa trẻ hay hay tìm hiểu, thích đặt những câu hỏi vì sao, về lâu dài thường khiến người ta cảm thấy phiền phức. Bởi vì trong đầu những đứa trẻ đó dường như có chứa một cuốn sách mà thiếu nhi rất thích – "Mười vạn câu hỏi vì sao".
Nhưng trên thực tế, những đứa trẻ như vậy thường có lòng hiếu kỳ, mong muốn tìm hiểu kiến thức mới mẻ rất mãnh liệt.
Các bé thường hay tỉ mỉ quan sát mọi thứ xung quanh cuộc sống, luôn tràn đầy những ý tưởng và chúng tư duy rất linh hoạt.
Ảnh minh họa.
3. Khả năng gây rối cực cao
Những đứa trẻ này, một khi chúng ta không để ý tới, chúng sẽ khiến nhà chửa bừa bộn như một "bãi chiến trường", cũng chính vì vậy mà khiến bố mẹ chúng tức giận.
Thế nhưng những việc này lại thể hiện cho thấy khả năng tưởng tượng và sức sáng tạo phong phú của trẻ, không chỉ vậy các bé còn cho thấy khả năng thực hiện rất tốt.
Những đứa trẻ này trong tương lai sẽ phát triển rất tốt trong lĩnh vực sáng tác nghệ thuật.
Tất nhiên nếu như trẻ có đủ 3 đặc điểm trên, việc dạy dỗ và quản lý các bé sẽ tương đối vất vả, vì thế người làm cha mẹ nên có phương pháp dẫn dắt con cái hợp lý, nếu không sau này trẻ lớn lên sẽ gây thêm rắc rối cho người khác, như thế sẽ rất tệ.
3 cách hướng dẫn, chỉ bảo con trẻ
1. Đặt quy tắc với trẻ
Đối với những đứa trẻ nghịch ngợm, bố mẹ vẫn nên đặt ra những quy tắc, ví dụ như: Trước mặt bố mẹ thì có thể quậy phá ở mức độ phù hợp nhưng không được quậy phá trước mặt người khác; ở nhà có thể nghịch ngợm, nhưng không được nghịch ngợm nơi công cộng hay nhà người khác.
2. Để con phát triển đúng cách
Bố mẹ nào cũng muốn con mình có thể phát huy được điểm mạnh, ví dụ đối với những đứa trẻ nghịch ngợm, chúng thích đặt ra những câu hỏi làm khó bố mẹ, thích vận động hoặc thích những thứ tháo ra lắp vào.
Bố mẹ có thể đứng cạnh con để quan sát, tìm ra sở trường của con để con có thể phát huy đúng cách.
Ví dụ như những đứa trẻ thích đặt câu hỏi, bố mẹ có thể cho con đọc thêm nhiều sách, báo; những đứa trẻ có khả năng lắp ghép tốt, bố mẹ có thể cho con chơi với các khối đồ chơi xây dựng; trẻ thích vận động, bố mẹ có thể dạy con chơi các môn thể thao khác nhau.
Cách tiếp cận như vậy có thể phát triển hơn nữa tài năng của trẻ.
3. Thư giãn đúng cách
Mặc dù bố mẹ áp đặt các nguyên tắc với con nhưng cũng không thể ngăn cản mong muốn tự do khám phá của con. Trong khi đặt ra nguyên tắc với con, bố mẹ cũng cần phải tôn trọng sở thích của con, để con có nhiều không gian phát triển hơn, kích thích sự hào hứng của con, kết hợp cả sự nghiêm khắc và dịu dàng với con.
Mỗi đứa trẻ đều có những tính cách khác nhau, chỉ cần không phải là việc gì xấu, bố mẹ không cần phải quá căng thẳng để rồi bận rộn với việc uốn nắn, chỉnh đốn con. Thay vào đó, bố mẹ nên để con phát triển tự nhiên, như thế trẻ sẽ trường thành một cách toàn diện.
Nếu như quý độc giả có phương pháp giáo dục của riêng mình với những em bé có 3 đặc điểm trên, hãy chia sẻ để mọi người cùng tham khảo.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.