Có câu: "Nếu cha mẹ có một mức độ lo lắng cho con nhất định thì đó là sự lo lắng chứa đầy tình yêu. Nhưng sự lo lắng quá mức lại tương đương với một lời nguyền". Việc cha mẹ kỳ vọng vào con cái là điều bình thường, nhưng kỳ vọng quá cao có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng.
Một trường hợp có thật từng được ghi lại trong chương trình "Thiếu niên không được thấu hiểu" của Trung Quốc. Cô gái Nicole học tại một trường trung học nổi tiếng toàn quốc. Từ nhỏ, cô bé đã rất tự giác từ khi còn nhỏ, thậm chí đến mức "bất thường". "Nếu tôi thấy người khác đang học, đọc hoặc đặt câu hỏi mà tôi không làm vậy, tôi sẽ hoảng sợ", Nicole từng tâm sự.
Vào lớp một, cô bé bắt đầu lập thời khóa biểu theo từng giờ. Ở trường trung học, cô tiếp tục học tập chăm chỉ dù nội quy hay yêu cầu bài vở trường học rất lỏng lẻo. Cô không bao giờ lười biếng trong những ngày nghỉ, thức dậy lúc 4 giờ sáng và đi ngủ lúc 12 giờ đêm mỗi ngày. Nhưng dù vậy, bố mẹ cô vẫn không hài lòng và cảm thấy con chưa đủ tốt.
Đến năm cuối trung học, Nicole gặp vấn đề về cảm xúc, ngày càng khó kiểm soát, có khi còn còn ảnh hưởng đến cơ thể. Khi căng thẳng, tay cầm bút sẽ run rẩy không kiểm soát. Sau khi đến bệnh viện kiểm tra, Nicole được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lo âu trầm trọng và rối loạn ám ảnh cưỡng chế, kèm theo chứng rối loạn lưỡng cực vừa phải.
Điều đáng sợ hơn nữa là trong lớp của Nicole cũng có rất nhiều trẻ có vấn đề về tâm lý giống như cô.
01. Ba nguyên nhân chính gây lo lắng trong giáo dục con cái
Nhà tư vấn tâm lý A Kỳ (Trung Quốc) đã thực hiện một cuộc khảo sát và tóm tắt ba nguyên nhân chính gây lo lắng trong giáo dục con cái:
- Thứ nhất, bản thân cha mẹ không có thành tích nhưng lại không muốn chấp nhận số phận của mình nên đặt hy vọng vào con cái, mong con mình có thể vượt qua cha mẹ.
- Thứ hai, là do tâm lý so sánh của cha mẹ. Họ không để ý đến suy nghĩ thực sự của con mà chỉ mù quáng đặt kỳ vọng con mình sẽ vượt xa các bạn cùng lứa và trở thành người giỏi nhất.
- Cuối cùng, sự cạnh tranh ngày nay khốc liệt đến mức cả phụ huynh và con cái đều bị cuốn theo dòng nước , không thể thoát ra được, đặc biệt là trước áp lực từ nhiều luồng dư luận "không để con thua ngay từ vạch xuất phát".
Nhà văn Châu Quốc Bình (Trung Quốc) từng viết một câu thấm thía và đáng suy ngẫm:
"Một bông hoa nhà đã tự sát, trong thư tuyệt mệnh có viết: "Cuộc đời tôi không lo cơm ăn áo mặc, tôi chỉ thiếu ánh nắng và tình yêu". Không phải trẻ em trở nên dễ bị tổn thương mà là trọng tâm giáo dục của cha mẹ đã lệch quá nhiều.
Lấy thành tích học tập làm tiêu chí duy nhất để đánh giá trẻ, buộc trẻ phải học tập chăm chỉ. Nếu thành tích của một đứa trẻ dao động dù chỉ một chút, nó sẽ bị chào đón với vẻ mặt khiển trách; Nếu con cư xử một chút sẽ bị cho là bất hiếu, không hiểu được công lao khó nhọc của cha mẹ. ...
Trong bầu không khí này, trẻ con khó bộc lộ cảm xúc, nỗi đau không có nơi nào để trút bỏ, chỉ có thể giấu kín trong lòng, theo thời gian sẽ biến thành các loại bệnh tâm thần.
Cha mẹ phải hiểu:
Điều quan trọng nhất trong việc nuôi dưỡng một đứa trẻ không phải là xem nó thành công đến mức nào hay liệu con có thể trở thành nhân tài hay không mà là để con hạnh phúc trước tiên. Đừng để sự lo lắng quá mức hủy hoại cuộc sống của con bạn.
02. Làm thế nào để trẻ hạnh phúc?
Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã tiến hành một thí nghiệm về "Cách điều trị trầm cảm". Đầu tiên, họ tìm một con chuột cái cho những con chuột thí nghiệm và cho chúng ăn, uống và vui chơi, để lại "ký ức vui vẻ" trong não chúng.
Sau đó đặt nó vào một cái ống tối và hẹp, trong vòng vài ngày, con chuột trở nên lờ đờ, mất hứng thú với những món nó thích ăn trước đây và không còn nhu cầu bầu bạn với chuột mẹ nữa. Ngay cả khi bị treo ngược nó cũng không đấu tranh. Lúc này, các nhà nghiên cứu đã khởi động một thiết bị đặc biệt và sử dụng ánh sáng xanh để kích thích vùng lưu giữ "ký ức vui vẻ" trong não chuột.
Kết quả nghiên cứu sau đó đã chứng minh: Trầm cảm không thể được chữa khỏi bằng cách tạo ra những ký ức vui vẻ mới. Trầm cảm chỉ có thể được chữa khỏi bằng cách đánh thức những ký ức vui vẻ trong ký ức.
Đúng như câu nói kinh điển: "Người hạnh phúc dùng tuổi thơ để chữa lành cuộc đời, còn người bất hạnh dùng cuộc đời để chữa lành tuổi thơ". Liệu một đứa trẻ có thể thực sự hạnh phúc hay không là điều thực sự quan trọng cho cuộc sống sau này.
Giáo sư Lý Mai Cẩn (Trung Quốc) cũng cho biết: "Đối với trẻ em, một nền giáo dục tốt trong gia đình không chỉ là trau dồi về vật chất mà quan trọng hơn là trau dồi về tâm lý". Chỉ cần cha mẹ quan tâm đúng mức đến tâm lý của con, họ có thể nuôi dạy những đứa trẻ thực sự khỏe mạnh.
Cách giáo dục tốt nhất cho trẻ là biết kiềm chế cảm xúc, không tạo quá nhiều áp lực cho trẻ và bảo vệ trái tim mỏng manh của trẻ.
Đừng cố gắng làm cho con trở thành những gì bạn muốn mà hãy để con trở thành người lớn mà con muốn. Hãy để hoa trở thành hoa, để cây trở thành cây, để trái tim trẻ thơ hướng về ánh nắng và tự do lớn lên!
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.