Bên cạnh vấn đề kiếm tiền để chăm lo về dinh dưỡng, vật chất cho con, thì các bậc cha mẹ hiện nay cũng đang đau đầu về phương pháp nuôi dạy sao cho trẻ thành một người tốt, trung thực, tự lập. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào được dạy lý thuyết cũng làm theo lời ba mẹ. Hiện nay, nhiều bậc cha mẹ thường coi nhẹ thói xấu nói dối, cho rằng một chút không trung thực của trẻ con không có gì quá nghiêm trọng, thậm chí cười đùa vì cho rằng thú vị.
|
Chị Nguyễn Thị Thu Khanh (làm việc tại TP HCM) , có bé gái 6 tuổi cho biết từ khi con đi học, tiếp xúc bạn bè, bé xuất hiện thói quen nói dối. Chị nhớ lần đầu tiên bé nói dối bắt nguồn từ việc chị cấm con ăn thức ăn từ người lạ. Một hôm, bé đem về mấy cái bánh nói rằng do bà mua nhưng thật ra bé được hàng xóm cho.
Vài ngày sau khi nói chuyện với mẹ chồng, chị phát hiện bé nói dối nhưng nghĩ chuyện không quá lớn, nhắc con qua loa. Từ lần đó, con bắt đầu nói dối dày đặc, nghiêm trọng với những lý do như: Nói dối về việc đã được sự đồng ý của bố, mẹ với người kia, nói dối đóng học phí để xin tiền ăn vặt, nói dối đã học bài để được đi chơi… Từ khi con phát hiện cách hiệu quả nhất để thoát khỏi rắc rối là nói dối, con chị bắt đầu dùng thường xuyên. “Tôi rất lo lắng sợ nói dối trở thành bản tính lâu dài của con, ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của cháu”, chị nói.
Các chuyên gia cho biết khi con bạn nói dối, cách giải quyết đơn giản và hiệu quả nhất là ngăn cản việc nói dối xảy ra lần nữa.
Dưới đây là 10 cách gúp trẻ bỏ dần thói quen nói dối:
Đưa ra quy tắc gia đình về nói thật
Hãy viết ra một quy tắc rõ ràng trong gia đình bạn nhấn mạnh tầm quan trọng của sự trung thực. Điều này sẽ giúp con bạn hiểu được giá trị của sự thật, ngay cả khi khó nói.
Ba mẹ là tấm gương trung thực
Cách tốt nhất để con bạn học theo là ba mẹ hãy trở thành hình tượng nói thật trong lòng con cái, nghĩa là bạn phải luôn nói thật. Trẻ em không thể phân biệt được nói dối có hại hay nói dối vô hại, nên cha mẹ phải trung thực trong tất cả mọi chuyện với con. Đặc biệt, cha mẹ không nói dối tuổi của con để được giá rẻ khi đi ăn buffet, đi tàu, đến khi vui chơi… Phụ huynh cũng không nên cho con nghe những lời nói dối khác khi tham gia các sinh hoạt trong cuộc sống.
Giải thích sự khác biệt giữa nói thật và nói dối
Bất luận con bạn bao nhiêu tuổi, điều quan trọng bạn phải giải thích sự khác biệt giữa việc nói thật và nói dối và hậu quả tiềm tàng của việc không trung thực. Có thể ví dụ khác nhau tùy theo lứa tuổi nhưng trong ví dụ bạn phải nói rõ về sự điểm khác nhau về sự thật và không phải sự thật.
Bên cạnh đó, khi con đủ hiểu chuyện, bạn nên phân biệt sự trung thực so với sự thật tàn nhẫn. Ví dụ các con không nhất thiết phải nói rằng: “Áo của bạn xấu quá”, chỉ vì sự thật nó như vậy. Cân bằng giữa trung thực với tình người là một kỹ năng xã hội tinh tế mà bạn nên dạy con sớm.
Cha mẹ cần nghiêm khắc giảng giải cho con về cái xấu và hậu quả của nói dối |
Tìm hiểu lý do nói dối
Có ba lý do khiến trẻ nói dối: Hoang tưởng, khoe khoang hoặc để ngăn chặn sự trừng phạt.
Trẻ tuổi mầm non thường nói dối ảo tưởng như “Con đã đến mặt trăng đêm qua”. Bạn không nên dập tắt ngay sự tưởng tượng của trẻ mà nên hỏi lại nhẹ nhàng: “Đó có phải sự thật không nhỉ? Hay đó là những gì con mơ ước”. Chỉ vậy có thể giúp trẻ hiểu được sự khác biệt giữa thực tế và ảo tưởng.
Nếu đứa trẻ nói dối kiểu khoe khoang, có thể bé muốn thu hút sự chú ý hoặc hay bị đánh giá thấp. Để giúp con thoát khỏi điều nay, hãy cho con học các lớp kỹ năng, tham gia hoạt động với nhiều bạn bè khác để trẻ bộc lộ những điểm tốt, đánh gia cao mình hơn.
Còn lại, trẻ sẽ nói dối để thoát khỏi rắc rối và điều quan trọng để trẻ nói dối nhiều là do trẻ đã thành công trong những lần trước. Hãy nói rõ với con bạn sẽ kiểm tra lại sự thật, con sẽ không dám trong những lần sau.
Cảnh báo cho trẻ
Khi dạy con về lòng trung thực, bạn nên nghiêm khắc: “Ba/mẹ cho con thêm một cơ hội nữa nhưng nếu con bị phát hiện nói dối lần nữa, con sẽ bị trừng phạt”.
Cho con không rảnh rang
Nếu lấy đi điện thoại, iPad trong tay con, hãy tạo cho con những trò chơi, đồ chơi khác thay thế.
Hậu quả tất nhiên
Nói với con về những hậu quả tất nhiên của việc nói dối với con. Giải thích với con rằng sự không trung thực sẽ khiến người khác mất niềm tin với con, ngay cả khi con nói sự thật. Ngoài ra, nói con rằng mọi người xung quanh đều không thích những người nói dối
Khen ngợi khi con nói thật
Khi yêu cầu con không nói dối, hãy khen ngợi khi con nói thật. Ví dụ: “Mẹ biết rất khó khi con nói về chuyện con đã làm bể đĩa nhưng mẹ rất vui vì con đã trung thực về điều này”.
Phần thưởng khi nói thật
Bên cạnh khen ngợi, nếu con bỏ thói quen nói xấu, hãy lập kế hoạch giúp con có niềm tin rằng nói thật tốt hơn nhiều bằng những phần thưởng, đặc quyền như mua đồ chơi, đi chơi, ăn món con thích…
Tìm đến chuyên gia
Nếu nói dối trở thành bệnh kinh niên của con, gây ra hậu quả nghiêm trọng ở trường hoặc ảnh hưởng bạn bè, hãy tìm đến chuyên gia tâm lý trẻ em để giải quyết triệt để thói xấu này.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.