Nhiều bậc phụ huynh lo lắng về giai đoạn dậy thì của con. Theo học giả người Pháp Marcel Luf, 1/3 số người trẻ tuổi trên thế giới trải qua quãng thời gian dậy thì yên bình, 1/3 có những thay đổi tâm lý khiến người xung quanh cảm thấy khó chịu, buồn chán.
Những rủi ro con có thể gặp phải trong giai đoạn dậy thì
Ở tuổi dậy thì, không ít trẻ vị thanh niên gây ra những hành vi sốc nổi như: Tự cắt tay, tự tử, trốn học, bỏ nhà ra đi,... Bên cạnh đó, một số áp lực vô hình như các bài kiểm tra trên lớp cũng khiến con suy sụp, hoang mang, bị mất ngủ và phải nhờ đến sự trợ giúp của thuốc.
Số liệu khảo sát cho thấy, tỷ lệ học sinh lớp 5 cắt tay ở mức dưới 1%, cấp THCS là hơn 5%, cấp THPT thì chỉ khoảng 2% hoặc ít hơn.
Ở tuổi vị thanh niên, con chắc chắn gặp phải nhiều vấn đề về tâm lý do sự bí bách, không giải toả được cảm xúc. Một thực trạng đáng buồn ngày nay là nhiều em học sinh đang làm tổn thương không chỉ người xung quanh mà còn chính bản thân mình. Nguyên nhân vấn đề này có liên quan mật thiết đến yếu tố gia đình. Theo thống kê, 30% trẻ vị thành niên nổi loạn sống trong gia đình có bố mẹ ly dị, 80% sống trong những gia đình mà bố mẹ hiếm khi trò chuyện, tâm tình với con.
Thiếu giáo dục từ gia đình, bố mẹ thường xuyên xung đột, hay có những hành vi sai lệch, hiếm khi trao đổi với con là nguyên nhân tính cách con phát triển theo chiều hướng tiêu cực.
Quan tâm hơn đến những bất ổn của con
Tuổi vị thành niên còn được gọi là "giai đoạn cai sữa tâm lý" hay "thời kỳ nổi loạn". Vào thời điểm này, con ở giữa ngưỡng trẻ con và trưởng thành, do vậy cảm xúc, tâm lý của chúng bị dao động rất nhiều.
Nhiều khi con cảm thấy mình bị trầm cảm nhưng bố mẹ lại phớt lờ cảm xúc của chúng. Bố mẹ cho rằng, con hoàn toàn bình thường và chỉ làm quá mọi việc.
Vì quá vô tâm hoặc thiếu nhạy bén mà bố mẹ không hề biết, con đang gửi tín hiệu cầu cứu: “Tâm lý của con đã bất ổn, bố mẹ hãy giúp con với”.
Với tư cách là cha mẹ, bạn cần phải để ý và hiểu được những tín hiệu bất ổn từ con mình, trao đổi với con kịp thời và tìm cách giải toả tâm lý, tránh để chúng bị uất ức dồn nén lâu dài.
Khi trẻ vị thành niên đột nhiên sống nội tâm, khép mình lại với gia đình, bạn bè, hay cư xử cáu kỉnh và có xu hướng bạo lực thì bố mẹ cần phải chú ý ngay lập tức.
Gia đình, nhà trường và xã hội phải tạo thành một lực lượng chung
Cha mẹ chính là giáo viên tốt nhất cho trẻ vị thành niên. Cha mẹ thiếu kiến thức sẽ không thể dìu dắt con vượt qua quãng thời gian dậy thì bất ổn.
Muốn con trưởng thành suôn sẻ, gia đình, nhà trường và xã hội cần phải đồng tâm, hiệp lực với nhau.
Với trẻ vị thành niên, cha mẹ luôn là những người giáo viên tốt nhất. Vậy nên cha mẹ hãy học cách giao tiếp, lắng nghe, đồng thời trở thành một hình mẫu đúng đắn để con noi theo.
Nhà trường và xã hội cũng cần chung tay để con vững vàng tâm lý vượt qua giai đoạn dậy thì.Cha mẹ nên tôn trọng con cái, không bắt ép và để con được phát triển theo mong muốn. Điều tốt nhất mà cha mẹ nên làm giúp con sớm thích nghi, chấp nhận và tồn tại được trong xã hội muôn màu, muôn vẻ.
Theo Theo Tri thức trẻ
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.