Con suốt ngày ốm, bố mẹ không hiểu vì sao: BS chỉ ra "kẻ thù" sức khoẻ ngay trong nhà bạn

Ô nhiễm không khí trong nhà ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của các thành viên nhưng ít ai chú ý thậm chí mọi người đều nghĩ chỉ khi nào có bụi mới là bẩn.


Thủ phạm từ chính nhà mình

Bé Bun – 4 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội thường xuyên bị viêm mũi họng. Năm ngoái, bé phải vào viện điều trị vì chứng hen phế quản. Mẹ của Bun cho biết trong gia đình không có ai mắc bệnh hen nhưng không hiểu sao bé Bun lại bị hen.

Năm nay, Bun cũng thường xuyên bị các cơn hen xuất hiện. Cả gia đình đứng ngồi không yên lo lắng. Cả nhà cố gắng đóng cửa, dọn dẹp vệ sinh nhà cẩn thận để giảm bớt các cơn hen của bé. Một tuần trở lại đây thấy bé lại rơi vào tình trang ho, khó thở. Mẹ Bun mang con tới khám sững sờ khi bác sĩ chỉ ra thủ phạm đó chính là bé dị ứng với khói hương ở nhà trong khi bà nội bé thắp hương buổi sáng.

Cũng giống trường hợp của bé Bun, PGS Nguyễn Thị Hoài An – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa An Việt đang điều trị cho bé Nguyễn Minh Tr. 3 tuổi, Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội. Bé Bun thường xuyên ốm, viêm hô hấp trên điều trị lai rai không khỏi.

Khi tư vấn hỏi về điều kiện gia đình, mẹ của bé cho biết năm nay do dịch bệnh nên con không đi học, 99% thời gian ở trong nhà. Điều kiện nhà của bé chật chội, nhà trong hẻm cả ngày chẳng có 1 ánh nắng chiếu tới, trong phòng lúc nào cũng bí bách. Dù biết nhà cửa ẩm thấp, bí bách không tốt nhưng vì điều kiện gia đình nên cha mẹ bé cũng đành sống chung với ô nhiễm ngay chính trong nhà mình.

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà là từ ngoài môi trường, từ vật liệu xây dựng, từ việc nấu ăn. Các bào tử nấm mốc, đặc biệt là trong thời tiết ẩm ướt, là tác nhân quan trọng gây ô nhiễm không khí trong nhà. Nấm mốc có thể hình thành trên tường nhà, kệ bếp, thảm, quần áo để lâu ngày…

Con suốt ngày ốm, bố mẹ không hiểu vì sao: BS chỉ ra kẻ thù sức khoẻ ngay trong nhà bạn - Ảnh 1.

PGS An chia sẻ về tác hại của ô nhiễm không khí trong nhà.

Các loại thú cưng như chó, chim, mèo, các loài bò sát… cũng là nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà mà ít người nghĩ đến. Lông, phấn, động vật ký sinh… trên cơ thể vật nuôi cũng là nguồn gây dị ứng cho nhiều người. Do đó, nếu gia đình nuôi thú cưng nên hạn chế không cho chúng chơi đùa trong phòng khách, nhà bếp, đặc biệt là phòng ngủ để bảo vệ sức khỏe.

Đặc biệt, PGS An cho biết, sát thủ trong nhà ảnh hưởng sức khoẻ nhiều nhất đó là khói thuốc lá và khói hương. Trẻ hít phải khói hương hay khói thuốc lá nhiều gây ảnh hưởng tới sức khoẻ nghiêm trọng đặc biệt là hệ hô hấp.

Dấu hiệu từ ô nhiễm không khí

Trong khi đó, hầu hết mọi người đều nghĩ về ô nhiễm như là đám sương mù bên ngoài trời, quan niệm ô nhiễm bên ngoài có thể gây hại cho sức khỏe. Nhưng không mấy ai nhận thức rằng ô nhiễm không khí trong nhà cũng có thể ảnh hưởng đến họ.

PGS An cho rằng một người sống trong nhà là chính, khoảng 90% thời gian bên trong nhà, cho nên không khí bên trong là rất quan trọng cho sức khỏe của chúng ta.

Chất lượng không khí trong nhà kém liên quan đến các bệnh phổi - như hen suyễn và dị ứng, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và ung thư phổi - và ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Những người đã có một bệnh phổi có nhiều khả năng bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí trong nhà và những người có bệnh nặng có khả năng ở trong nhà nhiều thời gian hơn nữa.

Ngoài ra, một số người dễ bị tác dộng bởi chất gây ô nhiễm trong nhà hơn những người khác. Thí dụ như trẻ em nhạy cảm (dễ bị gây bệnh) với khói thuốc lá hơn người khác, trong khi phụ nữ thường dễ bị khô họng và mắt hơn.

Ngoài ra, nhiều người còn bị dị ứng với con mạt có trong bụi nhà và hoặc thú vật nuôi sẽ bị nặng hơn khi tiếp xúc với chúng bên trong nhà.

Có rất nhiều triệu chứng liên quan đến phơi nhiễm các ô nhiễm trong phòng như khó thở, khò khè, ho, chảy nước mũi, nghẹt mũi, mắt khô, ngứa, phát ban da, nhức đầu, mệt mỏi Các triệu chứng có thể xuất hiện rồi biến mất hoặc thường xuyên xảy ra.

Để làm sạch không khí ngay tại nhà mình, PGS An khuyến cáo các gia đình nên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, để nhà cửa thông thoáng, trồng thêm cây xanh trong nhà, không đun than trong nhà, hạn chế đốt hương. Các nội thất, đồ chăn, thảm trong nhà phải được thay giặt thường xuyên vì đây là nơi được coi là những ô bụi, mạt bụi, vi khuẩn…

Với những gia đình có trẻ, người già thường xuyên viêm mũi họng nên kiểm tra để tìm nguyên nhân cải thiện để tránh tình trạng bệnh mãn tính, điều trị khó khăn hơn.

 

Link gốc: https://doanhnghieptiepthi.vn/tim-kiem.htm?keyword=Con%20su%E1%BB%91t%20ng%C3%A0y%20%E1%BB%91m%2C%20b%E1%BB%91%20m%E1%BA%B9%20kh%C3%B4ng%20hi%E1%BB%83u%20v%C3%AC%20sao%3A%20BS%20ch%E1%BB%89%20ra%20%22k%E1%BA%BB%20th%C3%B9%22%20s%E1%BB%A9c%20kho%E1%BA%BB%20ngay%20trong%20nh%C3%A0%20b%E1%BA%A1n

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang