Tật đái dầm dường như trẻ nào cũng gặp một lần trong cuộc đời tuổi thơ của mình. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tâm lý, sức khỏe, đái dầm trong y học được phân ra thành nhiều loại, trong đó có loại bình thường phụ huynh không nên lo lắng và loại bắt nguồn từ bệnh tật cần lưu tâm.
Đái dầm ở trẻ em được phân thành nhiều loại |
Chị Kim Liên ở Lâm Đồng bày tỏ lo lắng khi con trai đã 5 tuổi nhưng vẫn còn đái dầm. “Lớn rồi nhưng vài tuần một lần, con ú ớ đái dầm rồi thức dậy luôn. Đôi lúc bực mình với con vợ chồng tôi thường la mắng”, chị Liên kể.
Theo các bác sĩ, loại đái dầm tiên phát xảy ra khi con còn nhỏ, liên tục, còn đái dầm thứ phát xảy ra sau khi nhiều tháng trẻ không làm ướt giường. Đái dầm thứ phát thường được gây ra bởi những yếu tố gây căng thẳn như thay đổi đột ngột, yếu tố tâm lý, thể chất như nhiễm trùng.
Trẻ đái dầm có bình thường?
Một số người còn nhớ khi còn nhỏ, họ mơ mình thức dậy, ra khỏi giường, cởi đồ đi tiểu trong nhà vệ sinh. Sau đó, họ thức dậy trên chiếc giường ướt. Đó là hiện tượng thường tình!
Bác sĩ Opperman, thuộc Ủy ban điều hành của Hiệp hội tâm lý Nam Phi (PsySSA), cho biết đái dầm có thể là triệu chứng một số căn bệnh tiềm ẩn, nhiễm trùng nhưng trong hầu hết các trường hợp, đái dầm là điều tự nhiên. Những đứa trẻ không cố tình làm vậy, nên đừng mắng mỏ trẻ con đái dầm là lười biếng, nghịch ngợm hay không vâng lời. Theo các chuyên gia, đó là hành động trong vô thức, các con không phải chịu trách nhiệm về nó.
Đái dầm thứ cấp là dấu hiệu của bệnh tâm lý
Đái dầm thứ cấp có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ có vấn đề về cảm xúc hay bệnh tật gì đó. Chuyên gia Opperman nói rằng vấn đề tình cảm có thể khiến trẻ đái dầm là những thứ như cuộc sống gia đình căng thẳng, mâu thuẫn giữa cha mẹ, những thay đổi lớn như đi học, có em, hoặc thậm chí bị lạm dụng thể chất hoặc tình dục. Ngoài triệu chứng đi tiểu không kiểm soát ban đêm, trẻ bị đái dầm thứ phát có nhiều khả năng mắc các triệu chứng khác như tiểu không kiểm soát ban ngày.
Đái dầm thứ cấp là điều cha mẹ cần lưu tâm |
Trong trường hợp này, trẻ có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu, đái tháo đường, bất thường về các bộ phận cơ thể, thần kinh có vấn đề, bàng quang nhỏ, táo bón…
Trong số trên, táo bón là nguyên nhân số một gây ra chứng đái dầm ban đêm ở trẻ.
Ngoài ra, nếu trẻ uống nhiều nước trước khi ngủ, đi tiểu một lượng lớn và liên tục khát nước, đó có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh tiểu đường, hoặc con bạn đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
Trong khi đó, theo các chuyên gia, khi trẻ dưới 2 tuổi chưa có mối liên hệ rõ ràng giữa bàng quang và não bộ nên chúng không có khả năng cảm nhận bàng quan đầy, cần đi tiểu. Cảm giác này được hình thành khi bé gái khoảng 2 tuổi, bé trai 3 tuổi.
Khi trẻ qua mốc 5 tuổi nếu vẫn còn đái dầm, cha mẹ cần lưu ý những dấu hiệu này có thể là bệnh tật, vấn đề tâm lý nguy hiểm:
- Không tự chủ đi tiểu ban ngày: Khi con thỉnh thoảng ướt quần trong ngày hoặc thậm chí chỉ để lại một vết ướt trên đồ lót.
- Đái dầm: Con bạn làm ướt quần ngay sau khi đi ngủ
- Đái dầm ròng rã: Đái dầm sau khi con chưa bao giờ có khả năng nín tiểu vào ban đêm hoặc trong một thời gian ngắn dưới 6 tháng
- Đái dầm thứ phát: Xảy ra khi đã lâu không đái dầm, khoảng trên 6 tháng.
- Đi tiểu liên tục: Điều này không hề bình thường ở mọi lứa tuổi, cần được điều tra càng sớm càng tốt.
Khi phụ huynh phát hiện con có những dấu hiệu trên, cần để mắt đến con bằng cách theo dõi thói quen, hành vi trong ngày của con. Kiểm tra xem con bạn uống bao nhiêu nước, cần đi tiểu bao nhiêu lần và số lần đi thực của con.
Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào khác lạ, cha mẹ phải đưa con đến bác sĩ đa khoa hoặc bác sĩ nhi khoa để đánh giá.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.