Cuộc đối thoại kinh điển giữa mẹ và con trai: Giá trị giáo dục con cái còn nóng hổi dù đã tới 50 năm

Đằng sau một đứa trẻ ưu tú là một bà mẹ vĩ đại. Họ dùng cây bút đơn giản nhất của mình vẽ nên một nền giáo dục tốt nhất cho con cái.

Một giáo sư từng nói: "Giáo dục gia đình là một môn học cần tới trí tuệ và kĩ năng".

Trong cuộc sống, chúng ta có lẽ đã từng gặp qua không ít những bà mẹ, thấy "con nhà người ta" lại thầm cảm thán sao con mình lại bình thường như vậy.

Thực ra, trên thế gian này, không có điều gì tự nhiên mà xảy đến cả.

Đằng sau một đứa trẻ ưu tú là một bà mẹ vĩ đại.

Họ dùng cây bút đơn giản nhất của mình vẽ nên một nền giáo dục tốt nhất cho con cái.

Tương lai của những đứa trẻ đó, thực ra, sớm đã được định!

01

Năm 3 tuổi, mẹ dẫn con đi chợ.

Con trai muốn mua kem, mẹ đồng ý rồi, đồng thời nói với con chỉ được chọn một trong hai, rồi mẹ ra quầy thanh toán xếp hàng trước.

Một lúc sau, con trai chạy lại, trong tay cầm hai chiếc kem có hai vị khác nhau, nhõng nhẽo nói:

"Mẹ ơi, cả hai cái này con đều thích nên con muốn mua cả hai".

Mẹ nghiêm khắc nói: "Người không biết lựa chọn, sau cùng không được ăn cái nào hết".

Nói xong, người mẹ để lại hai chiếc kem vào tủ kem rồi dắt theo cậu con trai đang buồn bực về nhà.

Kể từ đó trở đi, cậu bé nhỏ đã học được cách lựa chọn và lấy hay bỏ.

02

Năm con trai 4 tuổi, mẹ dắt con đi ngồi tàu điện ngầm, con trai tranh thủ lúc mẹ đang nói chuyện điện thoại đã mở hộp bánh quy ra ăn ngon lành.

Đợi lúc gọi điện xong, người mẹ phát hiện ra trên sàn tàu toàn là vụn bánh.

Người mẹ xoa xoa đầu con trai: "Con trai, mẹ hỏi con nhé, ngày xửa ngày xưa có một con sói xám lớn, sau khi lên tàu, nó phát hiện ra có 3 chú dê con, vậy mẹ hỏi con, lúc này còn lại mấy chú dê?"

Con trai tự tin trả lời: "Không còn con nào nữa vì đều bị sói xám ăn mất tiêu rồi!"

Mẹ: "Không phải, vẫn còn 3 con, bởi vì trên tàu không được phép ăn uống".

Con trai lập tức xấu hổ đáp: "Vâng".

Sau đó, mẹ đưa cho cậu con trai một tờ giấy, bảo cậu cúi xuống lau sạch sàn.

Kể từ đó về sau, cậu con trai hiểu được thế nào là cách cư xử nơi công cộng thông qua cách dạy dỗ dịu dàng của người mẹ.

Cuộc đối thoại kinh điển giữa mẹ và con trai: Giá trị giáo dục con cái còn nóng hổi dù đã tới 50 năm - Ảnh 1.

03

Năm cậu con trai 5 tuổi, mẹ đưa cậu đi mua hoa quả.

Cậu con trai thấy chán nên đã âm thầm cấu mấy quả đào ở cửa hàng bán hoa quả, tới khi về tới nhà, cậu bé mới chia sẻ câu chuyện "thú vị" này với mẹ.

Mẹ nghe xong, không nói gì, đưa cậu con trai quay trở lại cửa hàng hoa quả.

Quan sát kĩ càng, người mẹ phát hiện quả thực có những quả đào có vết móng tay của con trai, người mẹ sau khi giải thích với ông chủ đã mua hết số đào mà con trai cấu.

Cậu con trai không hiểu chuyện gì, người mẹ kiên nhẫn giải thích:

"Chúng ta làm hỏng đào của người ta, người khác thấy vậy sẽ không muốn mua, vì vậy, chúng ta phải chịu trách nhiệm, mua hết số đào đó".

"Mua về rồi thì không được lãng phí, chúng ta nhất định phải ăn hết nó phải không?"

Quả nhiên, sau đó liên tiếp một tuần, ngày ba bữa bữa nào cũng tráng miệng với đào, cậu con trai khổ sở vì ngấy.

Từ đầu tới cuối, người mẹ không nói ra một câu mắng mỏ nào.

Nhưng cậu con trai lại vô cùng ghi nhớ chuyện này, đồng thời học cách thành thật và nhận trách nhiệm.

04

Năm 6 tuổi, cậu con trai vào tiểu học

Cậu con trai học hành luôn chậm hơn các bạn khác, thường xuyên bị giáo viên phê bình.

Cậu con trai về nhà tủi thân nói với mẹ: "Mẹ ơi, mẹ nói xem có phải con rất ngốc không?"

Mẹ lắc đầu nói:

"Con trai, con biết không? Cuộc sống cũng giống như đun nước vậy, có những nồi nhỏ nên nước sôi nhanh hơn, nhưng nồi của con to hơn một chút, tự nhiên nước sẽ lâu sôi hơn một chút.

Cho nên, hiện tại con ở sau các bạn, nó không nói lên điều gì cả, sau này nhất định con sẽ làm tốt hơn".

Cậu con trai vừa lau nước mắt, vừa gật gật đầu.

Kể từ sau, cậu bé không con nghi ngờ bản thân, nghiêm túc học hành, chăm chỉ, thành tích cũng ngày một tiến bộ.

05

Năm 8 tuổi, mẹ có một hôm dậy sớm đưa con trai đi học.

Kết quả trước khi ra khỏi cửa, bên ngoài bỗng nhiên mưa to, gọi xe cũng không gọi được.

Người mẹ nhìn ra bên ngoài, bỗng nhiên nhìn cậu con trai rồi cười nói: "Con trai, mẹ con mình mạo hiểm một lần nhé!"

Mẹ mặc áo mưa cho cậu con trai rồi khích lệ cậu: "Đừng sợ, nắm chặt tay mẹ, con cứ xem như mình đang thực hiện nhiệm vụ, mẹ con mình cùng đi tới đích được không?"

Hai mẹ con cứ như vậy đi ra ngoài trời mưa, những giọt mưa tí tách bắn vào mặt vào người.

Trời mưa buổi sớm hôm đó in sâu trong lòng cậu bé, kể từ đó về sau, mỗi khi gặp khó khăn, cậu bé đều xem đó là một lần mạo hiểm, trong lòng tràn đầy sự dũng cảm.

Cuộc đối thoại kinh điển giữa mẹ và con trai: Giá trị giáo dục con cái còn nóng hổi dù đã tới 50 năm - Ảnh 2.

06

Năm 10 tuổi, cậu con trai trong một lần thi đã nói nhỏ với bạn cùng lớp, bị nghi là chép bài bạn.

Cậu bé không thừa nhận, kết quả bị giáo viên gọi phụ huynh tới.

Mẹ sau khi tan làm lập tức chạy tới trường, tới nơi, người mẹ không vội chào giáo viên mà chạy tới chỗ cậu con trai đang bị phạt đứng trước, xoa đầu con rồi nhẹ nhàng nói:

"Mẹ đã nghe chuyện rồi, con nói với mẹ trước, con có chép bài bạn không?"

Cậu con trai dụi dụi đôi mắt đỏ hoe nói: "Mẹ, con thật sự không chép bài bạn".

Người mẹ gật đầu, lúc này mới quay sang giáo viên rồi nói:

"Thưa cô, tôi tin con trai mình, con tôi nói không chép bài nghĩa là bé không chép bài, còn về việc nói chuyện trong lúc thi, tôi sẽ nghiêm khắc phê bình con, nếu không còn chuyện gì nữa, xin phép cô tôi đưa con về".

Nói xong, người mẹ cúi đầu chào cô giáo rồi dắt cậu con trai về.

Trên đường về nhà, cậu con trai nắm chặt tay mẹ: "Mẹ ơi, cảm ơn mẹ đã tin con, sau này con sẽ tự giác hơn, nhất định không để mẹ thất vọng đâu".

Sau này, bất kể trong chuyện gì, dù là học tập hay làm việc khác, cậu bé luôn nghiêm túc và tự giác kỷ luật hơn.

Cậu bé không muốn phụ sự tin tưởng vô điều kiện của mẹ mình.

07

Năm 12 tuổi, thành tích ngày càng tốt, con trai ngày một háo thắng hơn.

Một buổi tối trước một kỳ thi giữa gì, con trai đi đi lại lại giữa phòng khách.

Con trai: "Mẹ ơi, mẹ nói xem, nếu lần này con thi không tốt thì phải làm sao?"

Mẹ: "Để mẹ nghĩ xem, như này đi, nếu con không lọt top 10, mẹ sẽ mời con ăn Pizza Hut".

"Dạ? Vì sao?"

"Chúc mừng con mở khóa được một trải nghiệm mới trong cuộc sống!"

Con trai dở khóc dở cười, nhưng tâm lý cũng vì vậy mà thoải mái hơn, kỳ thi tới, cậu bé phát huy ổn định, đạt được kết quả không tồi.

Cũng bắt đầu từ lần đó, cậu con trai dần hiểu ra, thực ra thất bại một lần cũng chẳng sao, chẳng qua cũng chỉ là một lần trải nghiệm mà thôi.

Hơn nữa, bất kể mình có thành công hay thất bại, người thân xung quanh vẫn luôn thương yêu mình như vậy.

08

Năm 11 tuổi, con trai lên cấp hai, nghỉ hè được về nhà (học nội trú).

Cậu bé về tới nhà kinh ngạc phát hiện, mẹ không dọn phòng, giặt quần áo cho mình nữa, cậu có để giày bẩn bên bể cá, mẹ cũng xem như không nhìn thấy.

Có lần cậu bé đi chơi về khá muộn, phát hiện vẫn chưa ai nấu cơm nên đã gọi mẹ làm cơm.

Mẹ hỏi lại: "Mẹ cũng rất mệt, mẹ ngày nào cũng phải làm việc, vì sao con không phụ mẹ nấu cơm?"

Cậu con trai im lặng, chỉ đành tự mình nấu cơm.

Cả một kỳ nghỉ hè, cậu con trai học cách nấu hơn 10 món ăn, dần dần cũng trở nên gọn gàng, độc lập và có ý thức hơn.

Trong cả quá trình ấy, cậu cũng dần ý thức được sự vất vả của ba mẹ, thực sự hiểu thế nào là cảm thông và biết ơn.

Cuộc đối thoại kinh điển giữa mẹ và con trai: Giá trị giáo dục con cái còn nóng hổi dù đã tới 50 năm - Ảnh 3.

09

Năm 15 tuổi, con trai lên cấp 3, bắt đầu yêu đương với bạn nữ cùng lớp.

Chủ nhiệm gọi điện về nói tình hình với phụ huynh, người mẹ bình tĩnh nhận điện thoại, nửa tháng sau vẫn không nhắc chuyện này với con trai.

Cậu con trai bất an, cuối cùng không nhịn được hỏi mẹ: "Mẹ, vì sao mẹ không giống ba mẹ khác đánh gãy chân con?"

Mẹ cười nói: "Con trai mẹ là một người có trách nhiệm, cái này mẹ rõ nhất, mẹ tin là con sẽ không vì chuyện yêu đương mà lơ là chuyện học tập".

Con trai vô cùng cảm động khi nghe mẹ nói.

"Nhưng mà mẹ có một vấn đề muốn hỏi con, con muốn bên cô bạn đó tạm thời hay muốn yêu nhau lâu dài?"

Con trai đỏ mặt: "Tất nhiên là con muốn bên bạn ấy lâu dài".

Mẹ gật gật đầu: "Được, muốn bên bạn ấy lâu dài, vậy thì con phải cho bạn ấy một mái nhà, cho bạn ấy một tương lai, vì vậy, con bắt buộc phải nỗ lực thì mới được".

Cậu con trai dứt khoát gật đầu.

Kết quả, con trai không những không lo là học hành, mà còn học được trách nhiệm của một người đàn ông.

10

18 tuổi, con trai thi đại học.

Cậu bé vẫn phát huy như bình thường, còn đứng thứ 3 khối A trong buổi thi thử của trường.

Buổi tối, cả nhà cùng ngồi lại bàn về nguyện vọng thi đại học, mỗi người đều đưa ra mong muốn của mình:

Mẹ: đại học về tài chính, trường giỏi, gần nhà, sau này dễ kiếm việc.

Bố: chọn trường TOP 5, chuyên ngành được chọn tuy ít hơn nhưng trường có tiếng.

Con trai: trường giỏi, có chuyên ngành mình thích, hơn nữa cũng gần trường đại học mà bạn gái muốn đăng kí.

Nhà 3 người, mỗi người một ý kiến.

Sau cùng, người mẹ nói:

"Thế này đi, gia đình mình dân chủ, mẹ nghe con trai mẹ, thế là 2 thắng 1, vậy thì nghe theo nguyện vọng của con trai".

Cậu con trai nhìn mẹ, nước mắt bất chợt rơi xuống.

Ngày nhận được giấy nhập học, không ít hàng xóm đều tới chúc mừng.

Cậu con trai trước mặt mọi người cúi đầu xuống nói với mẹ:

"Mẹ, cảm ơn mẹ, nếu không có sự dẫn dắt của mẹ suốt bao nhiêu năm, con sẽ không có ngày hôm nay".

11

Từng đọc qua một câu nói như này:

"Mẹ là màu sắc đậm và khó phai nhất trong cuộc đời của con cái, lại càng là người lái đò thầm lặng của con".

Mỗi một câu nói của mẹ, mỗi một hành động của mẹ, đều giống như giọt nước pha lê, từ từ để lộ những dấu ấn độc đáo trong quá trình trưởng thành của đứa trẻ.

Có được người mẹ hiểu biết, khôn ngoan, nhìn xa trông rộng là điều may mắn của một đứa trẻ.

 

Link gốc: https://doanhnghieptiepthi.vn/cuoc-doi-thoai-kinh-dien-giua-me-va-con-trai-gia-tri-giao-duc-con-cai-con-nong-hoi-du-da-toi-50-nam-1612109100813459.htm

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang