Chỉ số IQ của con người là khác nhau và thường do yếu tố di truyền quyết định. Tuy rằng chúng ta không thay đổi được sự di truyền bẩm sinh nhưng có thể giúp con nâng cao IQ bằng nhiều cách.
Các nghiên cứu của Đại học Harvard đã phát hiện ra, trong não bộ của mỗi đứa trẻ đều có một "khu vực tiềm năng" to lớn có thể phát triển được. Nếu được cha mẹ hướng dẫn đúng cách, những tiềm năng có thể phát triển thành trí tuệ, giúp cải thiện chỉ số IQ của con.
Đông Đông (Trung Quốc) là một đứa trẻ phát triển chậm. Khi còn nhỏ, cậu bé biết đi và nói chậm hơn so với bạn bè cùng tuổi. Điều này khiến bố mẹ em rất lo lắng, sợ rằng Đông Đông khi đi học sẽ không theo kịp các bạn.
Sau đó, mẹ của Đông Đông được mọi người khuyên rằng, giáo dục sớm sẽ có lợi cho sự phát triển trí não, nâng cao IQ của trẻ. Vì vậy chị đã đăng ký cho con học. Kết quả, trí thông minh của Đông Đông quả thực đã được cải thiện.
Hiện tại khi đi học, cậu nhóc rất tích cực trả lời các câu hỏi của cô giáo, tiếp thu bài cũng rất nhanh và mỗi lần thi đều nằm trong top 10 của lớp. Câu chuyện của Đông Đông đã khiến các bậc cha mẹ phải suy nghĩ lại về việc giáo dục sớm cho con.
Thực tế theo nghiên cứu của Đại học Harvard, có 3 giai đoạn của trẻ mà cha mẹ cần biết và nắm bắt để định hướng thật tốt. Nếu giáo dục tốt thì con có thể thông minh hơn bạn bè cùng trang lứa. Cụ thể có 3 giai đoạn như sau:
- Trước 3 tuổi
Đây là giai đoạn phát triển trí não nhanh nhất trong cuộc đời trẻ. Trọng lượng não của trẻ sẽ tăng từ 390g khi mới sinh lên 1 kg khi được 3 tuổi. Với sự khác biệt lớn về trọng lượng như vậy, bạn có thể thấy rằng: Não bộ trẻ phát triển nhanh hơn trong giai đoạn này.
Vì vậy cha mẹ cần làm tốt công tác hướng dẫn, để não bộ của trẻ được phát triển toàn diện, nâng cao mọi mặt năng lực. Lúc này, não bộ cần các "bài tập thể dục" bằng cách kích thích các giác quan khác nhau.
Chẳng hạn cha mẹ có thể cho con tập cầm nắm đồ vật nhiều hơn. Trong quá trình này, xúc giác và thị giác của trẻ được kích thích, não bộ cũng sẽ nhận được tín hiệu, từ đó thúc đẩy sự phát triển của não bộ.
- Từ 3 - 6 tuổi
Trong giai đoạn này, khả năng về mọi mặt của trẻ đã được cải thiện rất nhiều. Khi được cha mẹ hướng dẫn, trẻ đã có thể tự lo cho bản thân. Khả năng ngôn ngữ của trẻ cũng không tệ.
Tuy nhiên, nhiều trẻ lúc này lại có biểu hiện thiếu tập trung, luôn bỏ cuộc giữa chừng khi làm việc gì đó. Điều này có thể ảnh hưởng đến năng lực học tập, điểm số của các em. Do đó, cha mẹ cần rèn cho con khả năng tập trung, không can thiệp, làm gián đoạn khi trẻ đang nghiêm túc làm điều gì đó.
Ngoài ra, cha mẹ cần trau dồi khả năng đọc của con, bắt đầu từ những cuốn tranh ảnh. Các câu chuyện ngắn, nhiều sắc màu sẽ dần dần khơi dậy niềm đam mê đọc sách của con. bên cạnh đó, nội dung sách cũng có thể giúp con phát triển khả năng ngôn ngữ, diễn đạt vấn đề.
- Từ 7-10 tuổi
Đây là giai đoạn con bước vào tiểu học, bắt đầu học dồn dập. Kiến thức mà giáo viên truyền tải cần phải được tiếp thu kịp thời, và điều này cần đến sự hỗ trợ của não bộ. Tuy nhiên chúng ta không nên để não bộ quá mệt, và đừng tạo áp lực cho trẻ. Thay vào đó, hãy giúp con thư giãn, "giải nén" áp lực.
Điều này giúp cho não bộ chuyển đổi nhịp nhàng, thích ứng được với tần suất học tập ở trường và sau này sẽ không phải vất vả khi đối mặt với việc học tập nặng hơn.
Nhìn chung, trẻ ở mỗi lứa tuổi sẽ có cần cách thức giáo dục, hướng dẫn khác nhau, cha mẹ nên tìm hiểu kiến thức liên quan và đưa ra những hướng dẫn chính xác, đúng lúc.
Quan trọng là cha mẹ cần nắm bắt ba thời điểm vàng trên. Nếu làm tốt, dù trẻ bẩm sinh có IQ không cao thì vẫn thay đổi được. Chỉ cần bạn đặt nền móng tốt cho con ngay từ khi còn nhỏ thì không cần quá lo lắng về việc học của con sau này.
https://afamily.vn/dai-hoc-harvard-noi-con-kem-thong-minh-cung-dung-lo-bo-me-nam-bat-duoc-3-co-hoi-nay-thi-con-se-lot-xac-ngoan-muc-20220109230325797.chn
Theo afamily.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.