Dành 9 năm "tìm con" vì hiếm muộn, mẹ người Dao vừa vỡ òa mang thai đôi đã phải nhập viện vì nôn ra máu, sụt 15kg nhưng "liều mạng" quyết không từ bỏ

Hai vợ chồng cứ làm, thu nhập một tháng chỉ 600-700 ngàn đồng, cứ tiết kiệm một chút lại đi khám thì hết mất rồi. Chữa hiếm muộn thật sự tốn nhiều tiền lắm'.

Sau ngày cưới, hạnh phúc với mỗi cặp vợ chồng là sinh con, cùng nuôi nấng và thấy chúng trưởng thành, nhưng vẫn có biết bao cặp vợ chồng không may mắn, cần phải nhờ đến các phương pháp hỗ trợ sinh sản để có thể sinh con thành công. Vợ chồng của chị Triệu Thị Liên và anh Triệu Văn Sơn (dân tộc Dao, Yên Bái) là một trong số đó.

Hành trình chữa trị hiếm muộn của cặp vợ chồng nghèo

Năm 2011, vợ chồng chị Liên, anh Sơn về chung một nhà trong những tiếng chúc phúc của nhiều người thân và bạn bè. Vợ chồng họ tâm đầu ý hợp, trên dưới thuận hòa nhưng mãi vẫn chưa thể có con.

Dành 9 năm

Vợ chồng chị Liên, anh Sơn.

Chị Liên kể: "Lúc đầu mới cưới, chị cũng nghĩ đơn giản lắm. 3,4 năm sau vẫn hi vọng. Nhưng đến 5,6 năm thì sốt ruột lắm rồi... Hai vợ chồng cứ làm, thu nhập một tháng chỉ 600-700 ngàn đồng, cứ tiết kiệm một chút lại đi khám thì hết mất rồi. Chữa hiếm muộn thật sự tốn nhiều tiền lắm".

 

 

Căn nhà ở quê của vợ chồng chị Liên.

4 năm sau ngày cưới, chị Liên lần đầu tiên cảm nhận được niềm hạnh phúc khi có thai. Khi thử que lên 2 vạch, hai vợ chồng chị sung sướng ôm nhau vừa khóc vừa cười. Thế nhưng, niềm vui đến quá ngắn vì thai nằm ngoài tử cung.

Thời gian sau đó đó, không một bài thuốc nam, bắc nào mà vợ chồng chị Liên không tìm uống.

"Hàng xóm anh em có người động viên, có người cũng khích bác. Có những người nói là mày lấy vợ bao nhiêu năm, gần chục năm không có được thì lấy vợ khác đi. Nhiều lúc hai vợ chồng ở nhà, ngồi ăn mâm cơm với nhau chỉ mong có đứa con nhõng nhẽo bên cạnh. Hai vợ chồng đi ra đi vào chỉ nhìn thấy nhau cũng thấy buồn tủi lắm. Chỉ mong có một đứa con để chơi đùa với nó", Anh Sơn tâm sự.

Dành 9 năm

Anh Triệu Văn Sơn. Nguồn ảnh: VTV

Năm 2016, lần đầu tiên vợ chồng chị Liên xuống Hà Nội, tìm đến Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội để tìm cơ hội có con. Kết quả thăm khám cho thấy chị bị tắc vòi trứng trong khi chồng chị thì khỏe mạnh. Biết nguyên nhân là do mình, mà chi phí để thụ tinh trong ống nghiệm đến gần trăm triệu đồng, chị Liên quyết định buông xuôi.

Những ngày "tìm con" của vợ chồng chị Liên tưởng chừng đã khép lại, nhưng rồi niềm mong mỏi có con vẫn chưa nguôi, chị Liên bàn tính với chồng cố gắng để mỗi năm bỏ ra 10 triệu đồng, sau 10 năm sẽ có đủ trăm triệu đi thực hiện một lần thụ tinh trong ống nghiệm.

Và số phận đã mỉm cười với 2 vợ chồng khi năm 2019, gia đình chị Liên - anh Sơn cùng 9 cặp vợ chồng khác được nhận suất hỗ trợ thụ tinh trong ống nghiệm miễn phí bởi Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội.

Dành 9 năm

Chị Triệu Thị Liên hiện đang trong những ngày cuối của thai kì

Sau khi hồ sơ được thông qua, chị Liên quyết định thực hiện ngay quá trình thụ tinh trong ống nghiệm, qua các bước:

- Chọc hút trứng và lấy tinh trùng, tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm.

- Nhận thông báo kết quả phôi khả quan được tạo sau khi thụ tinh trong ống nghiệm.

- Tiến hành chuyển phôi vào buồng trứng.

Chị Liên tâm sự, từ hôm chuyển phôi về chị đếm từng ngày. Càng đến ngày bác sĩ hẹn xét nghiệm thì càng cảm thấy lo lắng vì mong mỏi và cũng vì sợ kết quả không được như ý muốn. Chuyển phôi xong, vì quá hồi hộp, thay vì đợi đến 12 ngày như bác sĩ dặn, đến ngày thứ 6, hai vợ chồng đã thử thai. "Lần thứ hai nhìn thấy mình có hai vạch, thật sự là hạnh phúc quá lớn với vợ chồng em", Liên kể.

Mang bầu nôn ra máu, sụt 15kg vẫn quyết tâm giữ con

Chị Liên may mắn vì mới một lần chuyển phôi đã thành công nhưng hành trình mang thai của chị lại không hề dễ dàng.

17 ngày sau chuyển phôi, chị nghén nặng, nôn ra máu, không uống được cả một giọt nước. Thậm chí có thời điểm, bà mẹ người Dao này phải thở ô-xy.

Vì sức khỏe yếu lại đang mang song thai, gia đình đã bàn bạc nên bỏ đi một bé nhưng chị Liên quyết từ chối. Suốt 9 tháng mang bầu, chị Liên đi từ bệnh viện huyện, xuống cả Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội để truyền dịch, tiêm thuốc giảm nghén.

 

 

Hình ảnh siêu âm cặp song sinh của chị Liên. 

Cứ về nhà được vài ngày, chị Liên lại bị nôn ra máu và phải quay lại viện nằm 2-3 tuần. Trong quá trình mang bầu, có lúc bà mẹ này bị cường giáp do thai nghén, phải chuyển sang Bệnh viện Bạch Mai để điều trị. Trải qua nhiều lần như thế, chị sụt 15kg, phải thở ô-xy nhưng vẫn kiên trì đến cùng miễn sao các con yêu chào đời khỏe mạnh.

Hiện tại, sức khỏe của 3 mẹ con chị Liên đều đã ổn định. Dự kiến ngày 9/6 tới chị Liên sẽ sinh mổ tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương. Ở những ngày cuối cùng của thai kỳ, cảm xúc của chị Liên rất lẫn lộn. Chị tâm sự rằng bên cạnh những mong mỏi là rất nhiều nỗi lo mà vợ chồng chị đang mang. Dù vậy trong đôi mắt của người mẹ này vẫn sáng lên niềm vui, sự hồi hộp lẫn những mong chờ của một bà mẹ chuẩn bị được "gặp con" sau 9 năm dài chữa hiếm muộn!

Dành 9 năm
 
Dành 9 năm

Hai vợ chồng chị Liên đang mong mỏi ngày gặp hai con của mình!

Dành 9 năm
 
Dành 9 năm
 

Theo ThS, BS Lê Thị Thu Hiền, Phó Giám đốc Bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết: "Trường hợp của Liên không khó để can thiệp về y học nhưng là trường hợp rất khó khăn về kinh tế, nếu không hỗ trợ, gia đình có thể không đủ chi phí trong suốt quá trình mang thai, bệnh viện phải cân nhắc vì phải hỗ trợ toàn bộ kinh phí cho Liên trong suốt quá trình mang thai và điều trị tại bệnh viện".

Hiện nay, tỷ lệ làm IVF thành công tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội là đạt khoảng 70% chuyển phôi trữ (đông lạnh) và khoảng 50% chuyển phôi tươi. Bệnh viện đã can thiệp được nhiều ca khó như bố mẹ mang gen bệnh lý như tan máu bẩm sinh, teo cơ tủy, người chồng tinh trùng yếu hoặc dị dạng, không có tinh trùng; sản phụ tắc vòi trứng…

 

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang