Khi cơ thể phải tiếp nhận quá nhiều chất cũng đồng nghĩa với việc các cơ quan trong cơ thể bé phải vận động để chuyển hóa nhiều hơn. Từ đó gây hại cho cơ thể. Vì thế các bác sĩ mới khuyến cáo các bà mẹ không cho con ăn quá nhiều. Nhưng như thế nào là nhiều thì lại là điều không phải ai cũng biết
Khi bé ăn quá nhiều nhưng không hề tăng cân, đó là 1 trong những biểu hiện đầu tiên cho thấy bé đang thừa chất. Bởi lẽ khi được cho ăn quá nhiều, trong khi đường ruột – dạ dày của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, cơ thể bé sẽ không tiếp nhận được cùng lúc quá nhiều lượng calo, chính vì thế có thể bé bị giảm cân sau đó. Những gì bé ăn được lập tức bị đào thải ra ngoài. Phân của bé sẽ rất nặng mùi.
Ăn quá nhiều không phải là điều tốt cho trẻ sơ sinh |
Ngoài ra khi ruột của bé sơ sinh bị quá tải sẽ sản sinh khí dư thừa nên bé sẽ thường xuyên trướng bụng đầy hơi, thậm chí là quấy khóc liên tục. Nếu bạn quan sát thấy bé ăn xong mà bị trớ hay trào ngược thì cũng có thể là lúc này dạ dày của bé không còn chỗ trống nữa.
Rất nhiều bậc phụ huynh tỏ ra thích thú khi tìm được loại sữa khoái khẩu của bé. Nhưng nếu 1 ngày đẹp trời bé từ chối không ăn nữa thì bạn cũng nên ý nhị hiểu rằng con đã cảm thấy no rồi và nên dừng lại không ép bé ăn nữa. Nó cũng giống như việc bạn bỗng dưng chán món thịt bò yêu thích và muốn đổi món bằng rau xanh vậy.
Cuối cùng có 1 cách để kiểm tra bé của bạn có được cho ăn đúng cách hay không, đó là thường xuyên để ý tới tã của bé. Thông thường bé dưới 1 tuổi cần thay 4-5 lần bỉm /ngày. Nếu bạn thấy bỉm thường xuyên ướt thì có thể bé cũng đang ăn quá nhiều so với mức quy định hoặc sự cần thiết của cơ thể và bố mẹ nên điều chỉnh lại.
Theo sohuutritue.net.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.