Đau khớp khi giao mùa - bệnh không của riêng ai

Giai đoạn chuyển mùa là lúc thời tiết thay đổi thất thường, dễ gây các bệnh về xương khớp. Ăn uống đầy đủ, tập luyện thường xuyên là những giải pháp phòng ngừa đau khớp hiệu quả nhất.

Thời tiết thay đổi ảnh hưởng rất nhiều đến hệ tuần hoàn máu, độ trơn nhớt của dịch khớp và nồng độ các chất trong cơ thể. Nhiệt độ thay đổi thường xuyên sẽ làm giảm chất lượng của dịch khớp dẫn đến các triệu chứng như viêm, sưng hay đau khớp. Bên cạnh đó, thời tiết chuyển mùa cũng khiến cho sức đề kháng của cơ thể không được tốt như bình thường, làm cho các triệu chứng đau khớp càng trở nên nghiêm trọng. Cùng tham khảo một số cách phòng ngừa đau khớp khi giao mùa dưới đây:

1. Vận động nhẹ nhàng

Tập yoga là một trong những phương pháp điều trị bệnh đau khớp hiệu quả nhất.

Đối với những người bị bênh đau khớp, có một nguyên tắc tuyệt đối phải tuân theo là hoạt động thật nhẹ nhàng, tập những bài thể dục nhẹ nhàng và đi lại cũng hết sức nhẹ nhàng. Khi tập thể dục, cần kết hợp tập đúng động tác với hít thở sâu, nhịp nhàng nhằm ngăn chặn tình trạng khô cứng giữa các khớp xương, giúp chúng hoạt động linh hoạt hơn.

Một số bài tập vừa giúp khớp xương được hoạt động, vừa tăng độ dẻo dai như: yoga, thái cực quyền, dưỡng sinh tâm thể,... Trước khi tập luyện, người bệnh nên khởi động với những bài tập nhẹ nhàng để làm ấm khớp xương, sau đó mới tăng dần trọng lượng và cường độ lên.

Trong quá trình tập luyện sẽ không tránh khỏi việc bị đau. Lúc này, bệnh nhân không nên ngừng tập mà có thể xoa bóp, co duỗi nhẹ nhàng hoặc chườm nóng để giảm đau. Lưu ý không tạo áp lực quá lớn lên xương, không mang vác nặng và không để mình quá béo.

2. Điều trị bằng phương pháp trị liệu

Lá lốt được xử dụng phổ biến để xông hơi trị đau khớp.

Ngoài tập luyện thể dục, người bị đau xương khớp cũng có thể sử dụng các loại lá cây có tinh dầu để xông hơi tại nhà. Trước khi xông hơi cần làm sạch cơ thể và lau khô. Quá trình xông hơi nên được thực hiện ở nơi kín gió. Sau khi xông hơi, người bệnh nên uống một cốc trà chanh nóng hoặc trà gừng có thêm chút đừng và không tắm ngay bằng nước lạnh. Thời điểm tắm nước lạnh tốt nhất là 2 giờ sau khi xông hơi.

3. Sinh hoạt lành mạnh

Chế độ sinh hoạt lành mạnh giúp phòng ngừa viêm đau xương khớp hiệu quả.

Tư thế tốt nhất cho xương trong sinh hoạt hàng ngày là đứng thẳng. Nguyên nhân là do khi đứng thẳng, 2 mặt khớp có thể tiếp xúc với nhau nhiều nhất, hạn chế được lực chèn ép lên các khớp xương. Bên cạnh đó, việc đứng thẳng còn tạo cân bằng lực giữa các cơ bắp quanh khớp và dây chằng khớp, giảm lực tác động lên 2 mặt khớp.

Người bị xưng đau xương khớp cũng không nên giữ một tư thế sinh hoạt quá lâu vì như vậy dễ gây cứng khớp, cản trở quá trình tuần hoàn máu.

4. Bổ sung dưỡng chất trong chế độ ăn hàng ngày

Nước là thành phần chiếm tỉ trọng lớn trong sụn, được xem như là lớp đệm bảo vệ, có tác dụng giảm chấn động và hạn chế sự cọ xát giữa 2 đầu xương khi cử động. Qua thời gian, phần sụn sẽ dần bị bào mòn và lão hóa khiến cho hoạt động của các khớp xương cũng không còn được trơn tru nữa. Chính việc cọ xát do sụn bị bào mòn này sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn mỗi khi cử động.

Bổ sung nhiều dưỡng chất trong bữa ăn hàng ngày.

Để phòng ngừa đau khớp khi giao mùa cần phải bảo vệ sụn khỏi bị bào mòn, giúp cho xương khớp hoạt động bình thường, bằng việc bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Một trong những giải pháp bảo vệ sụn là sử dụng trà và uống nhiều nước để tái tạo lại lớp sụn giữa các khớp xương. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên bổ sung nhiều những loại thực phẩm giàu canxi, Vitamin C, omega 3 thường có trong rau quả, trái cây, trứng, hải sản, cá ngừ, cá thu… đồng thời tránh các đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, muối, đồ ngọt và chất kích thích.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang