Thống kê cho mỗi mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 2,09 triệu người mắc mới và 1,76 triệu người tử vong do ung thư phổi. Tại nước ta, vào năm 2018 đã ghi nhận thêm hơn 23.000 người mắc ung thư phổi, đây là một trong những bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong cao thứ hai chỉ sau ung thư gan.
Nhắc đến bệnh ung thư phổi, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến thói quen hút thuốc, nhưng bạn có biết rằng ngay trong căn bếp nhà bạn cũng tồn tại một tác nhân gây ung thư phổi nguy hiểm không kém đó chính là khói bếp.
Khói bếp - tác nhân gây ung thư mà WHO gọi là "kẻ giết người trong nhà bếp"
Theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (một bộ phận của Tổ chức Y tế Thế giới WHO), khói dầu (khói từ món ăn được chế biến với dầu) được xếp vào nhóm chất gây ung thư 2A - nhóm các hợp chất "có thể gây ung thư trên người" cùng với thịt đỏ. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy khói dầu làm tăng nguy cơ gây ra bệnh ung thư phổi.
Bên cạnh đó, khói bếp củi, bếp than cũng vô cùng nguy hiểm. Theo WHO, lượng khói bốc lên từ bếp hoặc đám cháy trong nhà có liên quan đến khoảng 1,6 triệu ca tử vong mỗi năm ở các nước đang phát triển - nghĩa là cứ 20 giây thì lại có 1 người mất mạng vì chúng.
Hiện nay, gần một nửa dân số thế giới vẫn còn sử dụng gỗ, than đá... để đun nấu. Khói bốc lên từ việc nấu những nhiên liệu này sẽ tạo ra một hỗn hợp độc hại gồm các hạt và hóa chất vượt qua khả năng phòng vệ của cơ thể, làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi và ung thư.
-
Cô gái 30 tuổi bị chẩn đoán ung thư ruột: Nguyên nhân hóa ra là thói quen ăn các loại thực phẩm "độc bảng A" mà nhiều người cũng đang ăn mỗi ngày
WHO cho rằng, từ một chiếc bếp củi có thể tạo ra lượng khí carbon monoxide và các khói độc hại khác trong căn nhà vượt quá từ 7-500 lần so với giới hạn cho phép. Theo đánh giá của ấn phẩm "Năng lượng Thế giới" ước tính rằng những căn bếp như thế này sẽ xả ra lượng khói lớn tương đương với việc tiêu thụ hai bao thuốc lá mỗi ngày.
Vậy làm cách nào để chúng ta có thể hạn chế tiếp xúc khói bếp và ngừa ung thư?
- Cách hiệu quả nhất để tránh khói nấu nướng trong nhà bếp là mọi người phải bật máy hút mùi, không chỉ trước khi nấu ăn, mà tốt nhất là trong vòng 3 phút sau khi quá trình chế biến hoàn thành, như vậy sẽ giúp cho không khí ở trong bếp được lưu thông, giảm sự tích tụ khói và bảo vệ phổi. Nếu có thể, các bà nội trợ có thể đeo khẩu trang để ngăn chặn khói dầu.
- Khu bếp nên xây dựng thoáng gió, trong quá trình nấu bạn cũng nên mở cửa sổ để cho không khí trong bếp được lưu thông và để khói bếp thoát ra ngoài.
- Khi việc đun nấu hoàn thành, bạn có thể dùng một ít nước muối loãng xịt và làm sạch mũi họng để loại bỏ các chất bẩn hít phải.
- Về phương pháp nấu nướng, các gia đình nên ưu tiên các phương pháp ít sinh khói dầu như hấp, luộc... hơn nữa cách này cũng giúp cho thực phẩm giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Hạn chế nấu ăn bằng phương pháp nướng, chiên, xào...
(Nguồn: WHO, QQ)
Link gốc: http://ttvn.toquoc.vn/day-la-doc-to-gay-ung-thu-nhom-2a-ma-who-goi-la-ke-giet-nguoi-trong-nha-bep-nhieu-ba-noi-tro-tiep-xuc-moi-ngay-ma-chua-biet-cach-bao-ve-minh-dung-nhat-222020269224410995.htm
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.