Theo tích truyện cũ để lại, có 3 Táo (gồm 2 ông, 1 bà) cả năm cai quản việc nhà cửa, đất đai, bếp núc của gia đình. Mâm cơm cúng ngày 23 tháng Chạp (tức 23/12 âm lịch) hằng năm là mâm cơm bày tỏ niềm thành kính của gia chủ, tiễn đưa các Táo về trời để Táo báo cáo mọi việc trong mỗi nhà cho thiên đình. Theo tục xưa, mâm cơm cúng các Táo có thể là mâm cỗ mặn hoặc mâm cỗ ngọt tùy tín ngưỡng, điều kiện của mỗi gia đình.
Cúng Táo quân là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. |
Mâm cỗ mặn
Theo tục của người xưa để lại, mâm cỗ mặn dâng lên Táo quân bày tỏ sự trang trọng, chu đáo của gia đình gồm có:
- 5 lạng thịt vai luộc chín hoặc 1 con gà luộc miệng ngậm hoa hồng
- 1 bát canh mọc hoặc canh măng
- 1 đĩa xào thập cẩm
- 1 đĩa giò
- 1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng
-
Cúng Táo quân bằng cỗ mặn là phong tục khá phổ biến.
Mâm cỗ ngọt
Ngoài mâm cỗ mặn, gia chủ có thể lựa chọn dâng lên các Táo một mâm cỗ ngọt.
- 1 đĩa chè kho
- 1 đĩa hoa quả
- 1 ấm trà sen
- 3 chén rượu
- 1 quả bưởi
- 1 quả cau và lá trầu
- 1 lọ hoa đào
- 1 lọ hoa cúc
-
Các gia đình cũng có thể cúng cỗ chay (cỗ ngọt) lên Táo.
Dù cúng Táo mâm cỗ ngọt hay cỗ mặn cũng cần thêm tiền vàng mã, cá chép sống.
Cúng ông Công ông Táo là phong tục tốt đẹp mà dân tộc ta truyền lại từ xa xưa tới nay. Dù cuộc sống hiện đại có bận rộn nhưng phong tục ấy vẫn được mọi người, mọi nhà gìn giữ. Đây là dịp quan trọng trong đời sống tâm linh để bày tỏ sự tri ân với những vị thần suốt năm cai quản, bảo vệ gia đình, cũng là dịp khơi gợi tình cảm gia đình cùng ý thức vun vén cho gia đình hạnh phúc.
-
Hiện nay mâm cỗ cúng Táo quân cũng được linh hoạt tùy thời gian, điều kiện mỗi gia đình, miễn sao bày tỏ được lòng thành kính.
-
Mâm cỗ cúng ông Táo tùy vào điều kiện mỗi gia đình có thể làm đầy đủ như mâm cỗ truyền thống giới thiệu ở trên hoặc có thể linh hoạt, chỉ cần bày tỏ được tấm lòng và sự chu đáo của gia đình với các vị, không nhất thiết quá cầu kỳ.
Theo sohuutritue.net.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.