Từ xa xưa Thổ công vốn vẫn là vị thần quan trọng nhất trong gia đình. Cúng lễ tạ Thổ công là dựa vào lòng thành của gia chủ, nhiều gia đình thường làm luôn việc này vào ngày 23 Tết. Tuy nhiên, tốt nhất nên làm riêng để có được sự an yên hơn.
Lễ tạ Thổ công sẽ thực hiện tại bàn thờ gia đình lễ vật gồm: Hương thơm, hoa tươi (cúc vàng, hoặc bình hoa ngũ sắc, hoa hồng đỏ) 10 bông chia ra hai lọ hai bên (nếu là ban thờ lớn); Trầu 3 lá, cau 3 quả dài đẹp, đĩa ngũ quả gồm 5 loại quả, 5 màu hoa, quả 2 đĩa bày ở hai bên, xôi trắng 2 đĩa to bày hai bên.
Ngoài lễ ngọt thì còn có lễ mặn là gà hoặc khẩu thịt, khoanh giò, rượu trắng, chè bia, thuốc lá, bánh kẹo. Trên bàn thờ sẽ có 1 chén rượu, 1 chén trà khô, 1 chén nước, 1 chén gạo, 1 chén muối.
Về phần mã tùy tâm tuy nhiên từ xa xưa thì quan niệm dân gian sẽ cần Bộ Ngũ phương gồm: 5 ông ngựa 5 màu (đỏ, xanh, trắng, vàng, tím, kèm theo 5 bộ mũ áo (loại nhỏ), cờ lệnh, kiếm, trên lưng mỗi ông ngữa đặt 10 lễ tiền vàng. Bộ Thần linh gồm 1 ông ngựa đỏ, cùng kèm theo mũ, áo hia, cờ kiếm. 1 cây vàng hoa đỏ (1000 vàng), 1 cây vàng ngũ phương. 1 đĩa đựng 50 lễ vàng tiền (để dâng gia tiên).
Lễ tạ Thổ công nên diễn ra vào ngày đẹp trước rằm tháng Chạp |
Lễ tạ Thổ công nên diễn ra trong tháng Chạp, tuy nhiên không phải ngày nào cũng làm được. Theo các thầy phong thủy thì năm Mậu Tuất nên làm vào những ngày giờ đẹp. Tháng Chạp này có 4 ngày đẹp đó là ngày 12 , 13, 15, 24 tháng Chạp, nhưng tốt nhất là nên làm trước Rằm nhé. Bạn cũng nên lưu ý : Ngày 12 tháng Chạp kị tuổi Thân. Ngày 13 tháng Chạp kị tuổi Dậu. Ngày 15 tháng Chạp kị tuổi Hợi. Ngày 24 tháng Chạp kị tuổi Thân.
Theo sohuutritue.net.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.