Đi chợ mua bún, mì dứt khoát đừng chọn 5 loại có dấu hiệu "khác lạ" này vì có thể chứa chất gây ung thư, làm tổn thương sức khỏe cả gia đình bạn

Ngày nay, các loại bún, mì có sử dụng formaldehyde trong quá trình sản xuất không phải hiếm. Do đó các bà nội trợ nên cẩn trọng khi chọn lựa.

Đầu năm 2021, cộng đồng mạng Trung Quốc xôn xao trước thông tin một gia đình có 4 người nước này cùng lúc phát hiện mắc ung thư máu. Theo thông tin, thực phẩm mà gia đình này thường xuyên tiêu thụ là các gói mì không có nhãn mác rõ ràng. Ăn nhiều mì, hay bún tuy không có hại nhưng loại mì mà gia đình trên sử dụng lại là mỳ kém chất lượng, bị tẩm formaldehyde.

Formaldehyde là chất cấm không được sử dụng trong chế biến thực phẩm dù với bất cứ liều lượng nào. Tuy nhiên có không ít cơ sở sản xuất mì, bún sử dụng chúng để khiến sợi mì sáng, giòn và tăng độ dai.

yunnan-by-potomac.jpg
 

Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (IARC) thuộc WHO từng phân loại formaldehyde thuộc nhóm chất độc hại, gây ung thư cho con người.

Ngày nay, các loại bún, mì có sử dụng formaldehyde trong quá trình sản xuất không phải hiếm. Do đó các bà nội trợ nên cẩn trọng khi chọn lựa, đi chợ mà thấy bún, mì có những dấu hiệu dưới đây thì dứt khoát đừng mua.

Đi chợ mua bún, mì dứt khoát đừng chọn loại có 5 dấu hiệu này

1. Mì được tẩm bằng formaldehyde lâu chín hơn, sợi mì dai hơn, khó đứt, hơn nữa còn có mùi hắc lạ thường giống như mùi thuốc khử trùng. Trong khi đó, sợi mì bình thường rất nhanh chín, sợi mì mềm và thơm mùi bột mì.

000H617920A7F0F4BFD7E1px.jpg
 

2. Mì hoặc bún tươi sẽ có hạn sử dụng trong 2 ngày, vượt quá thời gian trên chúng sẽ có vị chua nồng không thể ăn được nữa. Tuy nhiên, nếu bún để lâu ngày mà không hề bị hỏng thì rất có thể đã được tẩm formaldehyde.

3. Mì không rõ nơi sản xuất, không có nhãn mác rất dễ bị tẩm formaldehyde. Mì, bún sạch nên mua ở những nơi uy tín hoặc có nguồn gốc rõ ràng.

4. Những sợi mì hay bún có màu sắc quá trắng quá trong cũng cần phải cẩn trọng khi mua. Loại mì này có thể đã được xử lý bằng chất làm trắng khiến chúng có vẻ ngoài đẹp mắt hơn, hấp dẫn hơn. Ngược lại, sợi mì bình thường có màu hơi ngả đục chứ không trắng tinh.

bun-1408.jpg
 

5. Loại cuối cùng không nên mua về ăn là loại bún, mì bị mốc. Các sản phẩm giàu tinh bột khi không được bảo quản hợp lý sẽ rất dễ bị mốc và sản sinh ra độc tố aflatoxin. Chất này có thể ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là gan và thận vì vậy WHO đã xếp aflatoxin vào nhóm gây ung thư số 1.

Đi chợ mua bún, mì dứt khoát đừng chọn 5 loại có dấu hiệu
 

Những thực phẩm khác có thể chứa formaldehyde mà bạn nên lưu ý

1. Chuối chín ép

Chuối là loại quả dễ dập nát, để vận chuyển dễ dàng thì người bán thường hái chuối khi còn xanh sau đó ngâm chúng trong hóa chất, chất kích thích chín, chất bảo quản có chứa formaldehyde để chúng chín đều, tươi lâu.

2. Cá có mùi dầu hỏa

Để giữ cho cá được tươi ngon, một số người buôn cá còn sử dụng formaldehyde, chất này có tác dụng khử trùng và làm tăng màu sắc nên một số người bán hàng vì bất chấp lợi nhuận sẽ cho thêm formaldehyde vào nước để làm cho cá ươn trở nên tươi và đẹp mắt hơn.

3. Rau cải thảo bên ngoài tươi, bên trong thối rữa

Rau cải thảo khi cắt ra bên ngoài tươi ngon nhưng bên trong lại thối rữa thì đích thực là loại rau đã bị phun formaldehyde. Bởi khi được tẩm formaldehyde để bảo quản, phần lá bên ngoài ngấm thuốc nên giữ được lâu hơn, phần lõi bên trong sẽ nhanh chóng bị héo rồi thối. Bạn có thể nhờ người bán cắt đôi rau trước khi mua.

biet-duoc-nhung-tac-dung-than-ky-nay-ban-se-chay-ngay-ra-cho-mua-cai-thao-ve-an-moi-ngay-2018-08-02-17-11.jpg
 

4. Tôm đông đá

Để giữ được tôm lâu hơn nhiều người còn ngâm tôm trong dung dịch nước pha loãng formaldehyde. Tôm ngâm theo cách này hương vị không khác biệt nhiều, nhưng hết giá trị dinh dưỡng, lại còn rất hại cho cơ thể. Ngay cả khi được nấu ở nhiệt độ cao, chất formaldehyde này vẫn tồn tại. 

 

 

Theo afamily.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang