Đi đẻ mà bị 7 bệnh viện từ chối vì thiếu một tờ giấy xét nghiệm, sản phụ cùng thai nhi tử vong trên đường đến bệnh viện thứ 8

Chúng tôi đã chạy loanh quanh khắp các bệnh viện chỉ để mong vợ được đưa vào phòng sinh. Nhưng chỉ vì quy định giấy tờ thủ tục của các bệnh viện mà vợ con tôi bị chết oan', người chồng bức xúc nói.

Mới đây, tại Indonesia đã xảy ra một vụ việc khiến mọi người đều bàng hoàng và phẫn nộ. Đó là một thai phụ đang chuyển dạ đã bị 7 bệnh viện từ chối vì thiếu giấy xét nghiệm sàng lọc Covid-19 khiến cả mẹ và bé đều tử vong.

Được biết người mẹ xấu số này tên là Hartina. Anh Haerul, chồng của thai phụ kể rằng hôm 14/12, chị Hartina chuyển dạ sinh con: "Ban đầu, gia đình đưa Hartina vào Trung tâm Y tế Cộng đồng Bonto Bangun ở Bulukumba. Nhưng vì ở đây không đủ thiết bị để đỡ sinh nên đã yêu cầu người nhà chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện Bantaeng.

Tuy nhiên, khi vừa vào đến Bệnh viện Bantaeng thì chúng tôi lại bị từ chối. Sau đó, chúng tôi tiếp tục chuyển Hartina qua Bệnh viện Jeneponto và Bệnh viện Takalar. Thế nhưng, cả hai bệnh viện này cũng không nhận vợ tôi. Tất cả lý do đều là vì thiếu giấy xét nghiệm sàng lọc Covid-19".

Cả gia đình lại tiếp tục hộ tống thai phụ đang đau đẻ đến bệnh viện Labuang Baji Makassar, nhưng cuối cùng cũng nhận được cái lắc đầu vì lý do như ở trên. Mọi người lại di chuyển đến Bệnh viện Kartini. Tại đây bác sĩ không nhận thai phụ do ở đây không có phòng chăm sóc đặc biệt. Cả gia đình lại bồng tống nhau đến bệnh viện Ananda, song cũng chỉ vì cũng thiếu giấy xét nghiệm sàng lọc Covid-19 mà nhân viên y tế đã không nhận chị Hartina vào phòng sinh.

Đi đẻ mà bị 7 bệnh viện từ chối vì thiếu một tờ giấy xét nghiệm, sản phụ cùng thai nhi tử vong trên đường đến bệnh viện thứ 8 - Ảnh 1.

Chị Hartina đã tử vong trước khi đến bệnh viện thứ 8 (Ảnh minh họa).

Chẳng còn cách nào khác, anh Haerul lại tiếp tục đưa vợ đến bệnh viện Pelamoni. "Khi đó, vợ tôi đã yếu lắm rồi. Vậy nhưng cô ấy không được phép vào bên trong bệnh viện. Bác sĩ chỉ cung cấp cho Hartina oxy và hỗ trợ thuốc chống co giật khi ở bên trong xe cấp cứu. Sau đó, xe cấp cứu đưa chúng tôi đến bệnh viện Wahidin nhưng Hartina đã chết trước khi đến được đó", anh Haerul đau đớn cho biết.

Anh Haerul còn chia sẻ thêm anh không hiểu được tại sao các bệnh viện lại không linh hoạt với một người đang cần cấp cứu. "Chúng tôi đã chạy loanh quanh khắp các bệnh viện chỉ để mong Hartina được đưa vào phòng sinh. Nhưng chỉ vì quy định giấy tờ thủ tục của các bệnh viện mà vợ con tôi bị chết oan. Họ sẽ cảm thấy như thế nào nếu người thân trong gia đình họ rơi vào tình huống giống như gia đình tôi?", anh Haerul bức xúc nói.

Sau khi thông tin sự việc được công khai, Giám đốc Bệnh viện Ananda, bà Fira cho biết bệnh viện không có các phương tiện chuyên sâu để chữa trị cho Hartina. "Khi cô ấy đến bệnh viện, bác sĩ đã kiểm tra cho cô ấy ở trong xe cấp cứu và phát hiện cô ấy bị co giật và huyết áp cao. Trong tình huống này, chúng tôi cảm thấy cô ấy cần thiết bị chăm sóc đặc biệt vì vậy chúng tôi đã giới thiệu cô ấy quay ngược lại Bệnh viện Labuang Baji", bà Fira nói.

Trong khi đó, Giám đốc Bệnh viện Bantaeng, bác sĩ Hikmawati đã phủ nhận việc tiếp nhận bệnh nhân có tên là Hartina đến khám: "Chúng tôi đã kiểm tra hồ sơ khám bệnh nhưng không có bệnh nhân nào tên là Hartina đăng ký. Nếu có, tất nhiên thông tin sẽ có trong hồ sơ của chúng tôi".

Hiện tại sự việc này đang được dư luận quan tâm nhiều.

Link gốc: https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/di-de-ma-bi-7-benh-vien-tu-choi-vi-thieu-mot-to-giay-xet-nghiem-san-phu-cung-thai-nhi-tu-vong-tren-duong-den-benh-vien-thu-8-162201712130148409.htm

 
 

 

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang