Gần đây, ông Zhu, 50 tuổi đến từ Trung Sơn, tỉnh Quảng Đông đã bị đau họng, khó chịu nhiều ngày nên đến viện khám. Sau khi thăm khám, bác sĩ bất ngờ phát hiện ra gan của ông có chứa hàng trăm loài ký sinh trùng nhỏ dài gần 2 cm.
Bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh sán lá gan nên lập tức thu xếp để kiểm tra và kết quả đúng như dự đoán, có hàng trăm sán lá gan phủ kín gan của ông Zhu.
Khi tìm hiểu về nguyên nhân, được biết ông Zhu có thói quen ăn cá sống, điền hình chính là món sashimi. Đây chính là lý do khiến ông bị nhiễm sán lá gan.
Sashimi là món ăn thơm ngon được nhiều người yêu thích nhưng nó có thể là tác nhân gây bệnh nếu nguồn thực phẩm không được đảm bảo an toàn vệ sinh do nó được làm từ thịt cá sống. Các vi khuẩn hay sán có trong cá sống nếu xâm nhập vào cơ thể có thể gây ảnh hưởng tới gan, mắt và thậm chí cả não bộ.
Sán lá gan vào gan bằng cách nào?
Sán lá gan lớn ký sinh chủ yếu ở động vật ăn cỏ như: trâu, bò, cừu và cả chó, mèo, ốc. Bệnh sán lá gan lớn không lây truyền trực tiếp giữa người bệnh sang người lành.
Con đường trứng sán lá gan lây truyền là từ phân người bệnh ra môi trường ngoài, xuống nước, qua ốc phát triển thành ấu trùng đuôi. Vì vậy, người chỉ là vật chủ ký sinh tình cờ do khi ăn thực vật sống dưới nước như: rau ngổ, rau rút hoặc cần hoặc ốc khi đun nấu ấu trùng sán lá gan chưa bị tiêu diệt hoặc ăn rau sống, uống nước chưa đun sôi mà trong nước có ấu trùng sán lá gan.
Trong môi trường tự nhiên, trứng sán nở thành ấu trùng lông ký sinh trong ốc rồi phát triển thành ấu trùng đuôi. Ấu trùng đuôi rời khỏi ốc, vào nước và bám vào các loại thực vật sống trong nước để trở thành các nang trùng. Khi người ăn, uống phải các nang trùng này sẽ bị bệnh.
Triệu chứng mắc bệnh sán lá gan
Triệu chứng lâm sàng của áp-xe gan do sán lá gan lớn tương tự như áp-xe gan với các nguyên nhân khác (do ký sinh trùng, vi khuẩn), thường mệt mỏi, có sốt (có thể sốt cao hoặc sốt nhẹ, chiếm tỉ lệ khoảng 70%), đau nhẹ ở sườn phải bên dưới (tỉ lệ chiếm 70 - 80%), đau bụng âm ỉ không rõ vị trí, gan sưng to và đau, chán ăn.
Một số trường hợp có biểu hiện dị ứng da (20 - 30%), chủ yếu ở đùi, mông, lưng, cảm giác ngứa, khó chịu. Một số người bệnh có ho kéo dài, đau tức ngực. Các trường hợp vàng da có thể do sán di chuyển vào đường mật và phát triển ở đấy gây viêm đường mật.
Những quan điểm sai lầm khi ăn cá sống
Ăn cá sống với gia vị sẽ diệt ký sinh trùng
Nhiều người tin rằng nếu sashimi được ăn cùng với mù tạt, giấm hay rượu vang trắng thì các ký sinh trùng đều sẽ bị giết chết hết. Tuy nhiên thật sự cách này không hề hiệu quả.
Hầu hết các ký sinh trùng có sức đề kháng mạnh mẽ với gia vị và các gia vị như giấm không thể giết chết được chúng trong thời gian ngắn.
Cá đông lạnh an toàn hơn
Hiện nay trên thị trường, hầu hết cá được dùng chế biến món sashimi đều là cá đông lạnh, được bảo quản ở nhiệt độ âm 20 độ C. Trước khi đem ra làm thành món ăn, chúng sẽ được rã đông.
Cách này có thể khiến cá không còn giữ được hương vi tươi nhưng nó có thể ức chế được ký sinh trùng sinh sôi. Bởi vì một số ký sinh trùng không thể chịu được nhiệt độ thấp nên có thể bị tiêu diệt, không thể phát triển hay sinh sản được nữa. Tuy nhiên phương pháp này không thể loại bỏ hoàn toàn được tất cả ký sinh trùng.
Cá nuôi an toàn hơn cá tự nhiên
Cá nuôi hay cá đánh bắt ngoài tự nhiên đều có thể chứa ký sinh trùng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cá nuôi hay cá tự nhiên đều có nhiễm ấu trùng giun. Khi mọi người ăn cá nhiễm ấu trùng, chúng sẽ trưởng thành ở ngay trong cơ thể chúng ta, gây hại cho sức khỏe ..
Tuy nhiên nếu cá được nuôi đảm bảo an toàn ở mọi khâu từ môi trường nước, thực phẩm,… thì chúng sẽ tương đối an toàn.
Làm thế nào để ngăn chặn nhiễm ký sinh trùng
1. Thực phẩm phải được đun sôi, nấu chín
Hầu hết các ký sinh trùng không chịu được nhiệt độ cao. Khi nấu chín thực phẩm ở nhiệt độ cao có thể giúp ngăn ngừa nhiễm ký sinh trùng.
2. Thực phẩm sống và nấu chín nên được tách riêng ra
Thực phẩm sống và nấu chín, dù cất trữ hay khi chế biến đều cần được để tách biệt nhằm ngăn ngừa lây nhiễm chéo các thức ăn sống và nấu chín. Ví dụ, thớt, bát và các đồ dùng khác nên được sử dụng riêng.
3. Không uống nước lã
Nước máy, nước sông, nước giếng,... có chứa nhiều loại ký sinh trùng, cố gắng không uống nước lã.
4. Không dùng chung thớt cho mọi thực phẩm
Sử dụng các thớt khác nhau để xử lý các loại thực phẩm khác nhau, đặc biệt là giữa thức ăn sống và nấu chín để ngăn ngừa nhiễm trùng chéo.
5. Tẩy giun định kỳ
Những người có thói quen ăn thịt sống hoặc thực vật thủy sinh sống phải kiểm tra định kỳ và tẩy giun một hoặc hai lần mỗi năm.
Theo Trí thức trẻ
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.