“Dịch bệnh ập đến, tôi bỗng nhiên ra đường vì thất nghiệp”: 5 phương pháp giúp bạn đối phó với cuộc khủng hoảng không báo trước mang tên 'Covid-19'

Dịch bệnh xảy ra khiến cuộc sống, công việc của tất cả mọi người đều đảo lộn, khó khăn. Trải qua một biến cố chúng ta mới học được những bài học sâu sắc để vượt qua khủng hoảng.

Sự bùng phát dịch bệnh lần này đã gây ra rất nhiều thiệt hại cho các ngành kinh tế mà chúng ta không thể kể hết. Các công ty, khi bắt đầu lại sẽ gặp rất nhiều khó khăn và chán nản đó là điều khó tránh khỏi.

Tại thời điểm này, sự cân nhắc nghiêm túc nhất đối với các doanh nhân là làm thế nào để công ty có thể duy trì hoạt động ở mức tối thiểu và có khả năng hồi phục về sau. Vì phía sau họ còn rất nhiều nhân viên. Câu chuyện tổn thất mùa dịch xảy ra hầu hết với tất cả mọi người, mọi ngành nghề.

A cho biết, chồng cô làm việc trong một công ty cung cấp thực phẩm và có mức lương hàng tháng là 8 triệu đồng. Còn cô vừa sinh con xong nên vẫn chưa đi làm. Vì số tiền chi tiêu hàng tháng quá lớn và không có thêm nguồn thu nhập ngoài nên họ hầu như không có thêm một khoản tiết kiệm nào. Khi tiêu bất cứ khoản tiền nào dù rất nhỏ họ đều tính toán, có kế hoạch.

Công ty của chồng A thông báo từ trước Tết, khi dịch bệnh chưa xảy ra rằng công ty sẽ tăng lương và sẽ thưởng anh thêm vào đầu năm mới. Với khoản thu nhập đầu năm, họ dự tính có thể mua sắm, chi tiêu thoải mái hơn. Nhưng dịch bệnh bùng phát, công ty phải đóng cửa, giảm lương của công nhân viên.

Vì đóng cửa quá lâu, công ty không còn đủ số vốn hoạt động nên đã phá sản. Vì vậy, chồng của A thất nghiệp. Nhận được tin công ty phá sản, vợ chồng cô gái này như ngồi đống lửa. Điều này thật sự tồi tệ. Cuộc sống của họ trông chờ cả vào công việc này. Thất nghiệp, không có tiền, họ không biết phải làm gì tiếp theo để trang trải cho cuộc sống phía trước.

“Dịch bệnh ập đến, tôi bỗng nhiên ra đường vì thất nghiệp”: 5 phương pháp giúp bạn đối phó với cuộc khủng hoảng không báo trước mang tên Covid-19 - Ảnh 1.

Trên thực tế, vấn đề của đôi vợ chồng trên cũng chính là vấn đề nhiều người gặp phải trong tình hình hiện nay. Đối mặt với khó khăn này, chúng ta phải làm thế nào? Đây là bốn phương pháp giúp chúng ta có thể đối phó với cuộc khủng hoảng không báo trước này:

Đầu tiên, hãy thương lượng về việc trả nợ

Khi bạn rơi vào sự cố hay khủng hoảng khiến bạn thất nghiệp đột ngột. Tất cả những gì bạn phải làm lúc này là hãy nhấc máy lên và thương lượng với chủ nợ về kế hoạch hoãn trả nợ. Bất kể là ngân hàng hay các đơn vị tín dụng khác, hoãn trả nợ trong thời điểm này đều được tạo điều kiện. Sau tất cả, những sự cố này xảy ra là điều không ai muốn.

Thứ hai, tìm việc trên mạng

Hãy bắt đầu nộp đơn trực tuyến ngay lập tức. Thời điểm này, mạng xã hội sẽ giúp bạn tăng cơ hội tìm việc sau khủng hoảng. Mặc dù sau dịch bệnh, nhiều công ty khó khôi phục điều kiện hoạt động bình thường trong khoảng thời gian ngắn, nhưng doanh nghiệp vẫn cần dự trữ tài năng và nhu cầu thay thế người. Dù có khó khăn nhưng cũng luôn có những cơ hội chỉ cần bạn biết nắm bắt.

“Dịch bệnh ập đến, tôi bỗng nhiên ra đường vì thất nghiệp”: 5 phương pháp giúp bạn đối phó với cuộc khủng hoảng không báo trước mang tên Covid-19 - Ảnh 2.

Thứ ba, hãy chuẩn bị một tâm lý thật tốt

Với mọi khủng hoảng bạn không phải là người duy nhất gặp vấn đề. Các ông chủ lớn còn gặp nhiều vấn đề đau đầu hơn bạn nhưng họ vẫn phải đối mặt. Vợ chồng đừng nên cãi nhau vì vấn đề này. Hai bên hãy thông cảm và thấu hiểu hơn, càng bớt cãi vã cuộc sống sẽ càng ít bị ảnh hưởng. Hãy tự cổ vũ tinh thần cho bạn để có thể chiến đấu vượt qua đó.

Thứ tư, hãy tìm một công việc tay trái càng sớm càng tốt

Nếu bạn công việc chính của bạn gặp khó khăn, chỉ có thể trụ được trong khoảng thời gian ngắn. Tốt hơn hết là bạn hãy tận dụng thời gian này để phát triển bản thân hoặc làm những công việc mà bạn có sở trường như quay video, làm Vlog, viết báo... Hãy làm bất cứ công việc gì mà bạn giỏi và có khả năng phát triển nó. Có thể ban đầu bạn sẽ chưa kiếm được tiền, nhưng lâu dài nó có thể mang lại cho bạn những lợi ích bất ngờ.

Trước mọi cuộc khủng hoảng, chúng ta cần phải có sự tự tin. Hãy luôn luôn chủ động để tìm giải pháp giúp bản thân trong mọi khó khăn. Đừng để bản thân luôn chấp nhận khó khăn trong mọi hoàn cảnh, điều đó sẽ khiến bạn ngày càng thụ động hơn. Sau cuộc khủng hoảng, mọi việc sẽ tốt đẹp hơn.

Thứ năm, hãy tiết kiệm

Nếu trong tay có một khoản tiền tiết kiệm, có lẽ vợ chồng A đã đỡ lo lắng hơn hơn thất nghiệp. Ít nhất họ vẫn còn có tiền để trang trải cuộc sống trước mắt.

Dịch bệnh ập đến bất ngờ, tình hình cấp bách mới biết thói quen tiết kiệm hàng ngày đáng quý như thế nào. Sau dịch bệnh này, có lẽ ai trong chúng ta đều học được bài học: Tuyệt đối đứng hoang phí, bóc ngắn cắn dài, làm được bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu. Tiết kiệm tiền khi cuộc sống ổn định cũng đồng nghĩa với đặt thêm một viên gạch xây nền móng an toàn cho bản thân, gia đình lúc biến cố xảy ra,

Hãy nhớ rằng, hạnh phúc, sức khỏe và niềm vui trong cuộc sống đều cần sự vun đắp mỗi ngày từ những điều nhỏ nhặt thường ngày.

Link bài gốc

Theo Tri Thức Trẻ

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang