Dịch tả lợn châu Phi vốn là 1 dạng bệnh xuất phát từ việc lợn bị nhiễm virus gây sốt xuất huyết. Chúng có khả năng gây tử vong là 100% và khả năng lây lan vô cùng lớn. Lợn mắc bệnh ở mọi lứa tuổi, phố biến nhất là lợn con từ 2 - 3 tháng tuổi. Hiện vẫn chưa có vacxin phòng bệnh này vì thế mức độ nguy hiểm là rất cao. Rất may là virus này cũng không lây nhiễm sang người.
Sở dĩ dịch bệnh này có tên là dịch tả lợn châu Phi là do dịch này lần đầu xuất hiện là ở Kenya (châu Phi) vào năm 1921. Cho đến nay dịch bệnh đã lan ra toàn cầu. Đã có hàng trăm nghìn con heo bị tiêu hủy vì dịch bệnh này. Dịch càng trở nên phức tạp khi tháng 8/2018 vừa qua dịch này lần đầu xuất hiện ở Trung Quốc – quốc gia đông dân và có đàn lợn lớn nhất thế giới. Chỉ riêng tháng 11, Trung Quốc đã xác nhận có tới 73 trang trại bị nhiễm dịch.
Dịch tả lợn châu Phi có thể lây lan nhanh chóng nếu không có biện pháp phòng ngừa |
Theo các bác sĩ thú y thì virut dịch tả lợn châu Phi có thể tồn tại lâu ở ngoài môi trường, có thể sống sót vài ngày trong phân lợn, vài tháng đến vài năm trong thịt đông lạnh. Đặc biệt, những con lợn dù được cho là khỏi bệnh sau 2 tháng vẫn bài thải mầm bệnh ra ngoài môi trường làm nguồn lây nhiễm cho cá thể khác. Vì vậy không thể chủ quan với loại virut nguy hiểm này.
Các cơ quan y tế, các nhà khoa học khuyến cáo người dân khi sử dụng thịt lợn, cũng như tất cả các loại thịt sống khác cần được chế biến kỹ trước khi ăn. Bởi có như vậy mới có thể loại bỏ tất cả các tác nhân gây bệnh.Ngoài ra, khi bảo quản thực phẩm thì cần giữ lạnh và để riêng biệt thịt lợn sống với các thực phẩm khác trước khi nấu. Khi đun nóng, nhiệt độ lõi thịt lợn phải đạt 70 độ C hoặc cao hơn, thời gian duy trì nhiệt độ cao ít nhất hai phút để diệt trừ tận gốc mầm bệnh.
Theo sohuutritue.net.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.