Ba loại sâm giả
Hiện ttại trên thị trường, nhiều sâm Ngọc Linh giả đang được bán tràn lan khiến người dân hoang mang. (Ảnh minh họa) |
Theo thông tin được dăng tải trên báo Tài Nguyên và Môi trường thì hiện tại có 3 loại sâm Ngọc Linh giả.
Loại sâm giả thứ nhất là loại sâm có ở biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, cùng chi Panax (chi nhân sâm). Đây có thể là một loài mới chưa từng công bố ở Việt Nam và giống với sâm Ngọc Linh tới 97%.
Loại sâm giả thứ 2 là Tam thất hoang có giá trị, tác dụng bồi bổ cơ thể kém hơn so với sâm Ngọc Linh và thậm chí cũng kém hơn so với loại sâm giả trên.
Loại thứ 3 là sâm Ngọc Linh làm giả từ củ ráy, đây là loại cây thường mọc phổ biến ở vùng núi, nhiều nhất ở Tây Nguyên hoặc những vùng có khí hậu nóng ẩm.
Trước thực trạng trên, người dân cần nắm vững cách phân biệt sâm Ngọc Linh thật và giả.
Cách phân biệt
Nếu cắt sâm thành lát mỏng thì phần củ bên trong sâm thật có màu vàng nhạt còn phần thân hơi tím hoặc xám nhạt. |
Qua quan sát bên ngoài, mọi người cũng có thể dễ dàng nhận biết được sâm Ngọc Linh thật. Sâm thật sẽ có nhiều mắt, các mắt sâm lõm vào thân và xếp so le nhau. Vỏ của sâm Ngọc Linh thật rất mỏng và nhẵn trong khi vỏ của sâm Ngọc Linh giả thì dày, sần sùi, bì bì, màu giống màu da tê giác.
Nếu cắt sâm thành lát mỏng thì phần củ bên trong sâm thật có màu vàng nhạt còn phần thân hơi tím hoặc xám nhạt. Các vân trên lát cắt đều, xơ nhỏ.
Khi đưa lên miệng nếm có vị đắng, dư vị về sau thì ngọt. Cùng với đó, sâm Ngọc Linh thật sẽ có mùi thơm nồng đặc trưng.
Trong khi đó củ tam thất có hình dáng dài hơn sâm Ngọc Linh, trên thân có chứa nhiều mắt. Tam thất không có củ chính, nếu có thì cũng nhỏ và hiếm rễ con bám quanh củ. Tam thất có vị đắng, cứng và nhiều xơ hơn so với sâm Ngọc Linh thật.
Sâm Ngọc Linh cũng có 2 loại là sâm được trồng và sâm mọc tự nhiên. 2 lọai này có hình dáng khác nhau. Sâm trồng thì xung quanh thân có các nốt sẹo, rễ con phồng lên chứa chất dinh dưỡng nuôi cây nên tạo thành những cục. Loại sâm trồng này có nhiều rễ, ít mắt hơn sâm tự nhiên và phần thân nhỏ hơn về phần củ.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.