Đón con trai đi du học về, người mẹ vừa chạy đến tặng hoa thì con RÚT KÉO đâm tới tấp: Nguyên nhân khiến ai cũng lặng người

Nhiều cha mẹ vì yêu thương con mà dẫn đến nuông chiều quá mức, để lại hậu quả khôn lường.

Mới đây, một sự việc xảy ra tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc đã khiến dư luận vô cùng phẫn nộ. Vì mong chờ gặp lại con sau 5 năm đi du học, một người mẹ đã tới sân bay từ sáng sớm. Vừa thấy bóng dáng con, chị vội vàng chạy đến và chúc mừng con đã tốt nghiệp. Đáp lại tình cảm của mẹ, cậu thanh niên vùng vằng cáu giận rồi bất ngờ rút ra một chiếc kéo đâm nhiều nhát vào tay mẹ.

Sự việc trở nên hỗn loạn, mọi người xung quanh vội vàng đưa người mẹ bất hạnh đi cấp cứu. Bảo vệ an ninh sân bay cũng khống chế cậu thanh niên và áp tải đến đồn công an. Khi được hỏi về hành vi vô nhân tính của mình, cậu thanh niên thản nhiên trả lời: "Tôi cảm thấy xấu hổ về bà ấy. Bà luôn gửi tiền học muộn cho tôi".

Đón con trai đi du học về, người mẹ gặp nguy kịch, ai dè thủ phạm là con, nghe sự thật giật mình: Liệu chúng ta có đang làm hư con? - Ảnh 1.

Người mẹ không ngờ đứa con mình dứt ruột sinh ra lại làm hại mình. (Ảnh minh họa)

Được biết, gia đình này vốn chỉ làm nông, kinh tế không hề khá giả. Nhưng người mẹ nông dân vẫn cố gắng vay mượn khắp nơi để cho con đi du học tại nước ngoài. Bà mong muốn con học hành tử tế, mai sau có công việc tốt để thoát khỏi cảnh lam lũ, nhọc nhằn. Nhưng cậu con trai không những không biết ơn mà còn "trả thù" mẹ.

Trước hành động vô nhân tình này, cư dân mạng không khỏi xót xa cho người mẹ, đồng thời lên án sự bất hiếu của cậu con trai. Bên cạnh đó, nhiều người cũng cho rằng, một đứa con bất hiếu có thể được "tạo nên" từ chính cách giáo dục sai lầm của gia đình.

Tình yêu của cha mẹ dành cho con không sai nhưng nếu chiều chuộng quá mức, đứa trẻ sẽ quên đi công ơn trời biển, có suy nghĩ và hành động lệch lạc.

Những đứa trẻ lớn lên trong một gia đình được yêu thương, bao bọc sai cách sẽ hình thành tính cách ích kỷ, nhỏ nhen, ngạo mạn. Dần dần, trẻ coi mình là trung tâm vũ trụ, ngang ngược không chịu nghe ai, bắt người khác phải làm theo ý mình. Và tất nhiên là mọi người xung quanh không thể chịu được tính khí này, dần dần xa lánh. Chỉ có cha mẹ đứa trẻ ấy mới chịu đựng được. Khi bị quay lưng, trẻ lại rơi vào trạng thái tổn thương nghiêm trọng.

2. Trẻ không thấu hiểu tình cảm và công ơn của cha mẹ

Đón con trai đi du học về, người mẹ gặp nguy kịch, ai dè thủ phạm là con, nghe sự thật giật mình: Liệu chúng ta có đang làm hư con? - Ảnh 3.

Dù yêu chiều con nhưng khi con sai, cha mẹ vẫn nên có hình phạt dành cho con (Ảnh minh họa)

Nếu cha mẹ yêu thương, chiều chuộng con quá mức, không bao giờ có hình phạt cho con, cũng chẳng xây dựng quy tắc kỷ luật thì chính là đang làm hư con. Con luôn nhận được sự ngọt ngào, lời nói nhẹ nhàng mà chưa từng thấy cha mẹ nghiêm khắc sẽ không sợ cha mẹ. Trong mắt chúng, cha mẹ chẳng có chút quyền uy nào.

Đặc biệt, việc không quát mắng bao giờ khiến con không có sự so sánh. Trẻ sẽ không nhận ra mình đang được sống trong tình yêu thương mỗi ngày. Trẻ trở nên hờ hững, lạnh nhạt với những cử chỉ quan tâm của cha mẹ.

3. Khiến con mất đi tính tự chủ

Có nhiều bậc cha mẹ thường bao bọc con một cách quá mức. Ở nhà, họ không cho con làm việc nhà; khi đi học, họ không cho con tiếp xúc nhiều với bạn bè vì sợ con tổn thương. Đối với mọi rắc rối xung quanh, họ luôn làm thay con, không muốn con động đến việc gì.

Đón con trai đi du học về, người mẹ gặp nguy kịch, ai dè thủ phạm là con, nghe sự thật giật mình: Liệu chúng ta có đang làm hư con? - Ảnh 4.

Đừng giúp con làm mọi việc, hãy hướng dẫn trẻ làm việc nhà phụ giúp cha mẹ (Ảnh minh họa)

Nhưng chẳng có cha mẹ nào có thể bên con đến suốt cuộc đời. Rồi cũng đến một ngày, con phải tự lo cho cuộc sống của mình, tự gánh vác gia đình nhỏ. Khi không còn nhận được sự hỗ trợ từ cha mẹ, trẻ sẽ cảm thấy hụt hẫng, sợ hãi, không dám đối mặt với những thử thách. Những người này mãi mắc kẹt trong suy nghĩ trẻ thơ, mãi không chịu trưởng thành, không biết cách tồn tại nếu không có người khác giúp đỡ.

4. Khiến con mất đi khả năng chống lại thất bại

Việc được che chở, bao bọc sai cách còn khiến những đứa trẻ mất đi khả năng vượt qua thất bại. Chúng luôn sợ hãi, hoang mang trước thách thức và gục ngã khi gặp thất bại. Thậm chí, nhiều thanh thiếu niên còn tự tử để giải thoát bởi không chịu được áp lực.

Có một câu nói như sau: "Nếu bạn không giáo dục con cái ngày hôm nay thì ngày mai, xã hội sẽ giúp bạn giáo dục lại". Trong quá trình trưởng thành, mỗi đứa trẻ đều phải trải qua các giai đoạn với những thách thức khác nhau. Trên quãng đường ấy, cần nếm trải đủ mùi vị cuộc sống: Vui sướng, hạnh phúc, buồn bã, thất vọng, đau khổ… Như vậy, mới rèn luyện được ý chí, nghị lực, nâng cao khả năng phán đoán và xử lý tình huống.

Nếu cha mẹ yêu thương trẻ một cách mù quáng, những đứa trẻ ấy sẽ mãi mãi không chịu trưởng thành.

 

Link gốc: https://phapluat.suckhoedoisong.vn/don-con-trai-di-du-hoc-ve-nguoi-me-vua-chay-den-tang-hoa-thi-con-rut-keo-dam-toi-tap-nguyen-nhan-khien-ai-cung-lang-nguoi-162221802205950005.htm

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang