Có câu nói: "Nhất đau đẻ nhì đau răng", mặc dù đau răng không phải là bệnh, nhưng nó thực sự khiến người ta cảm thấy rất kinh khủng. Trên thực tế cuộc sống, nhiều người không quá coi trọng vấn đề đau răng, hầu hết đều đợi cho đến khi không thể chịu đựng nữa mới đến gặp nha sĩ, nhưng lúc này vấn đề thường nghiêm trọng.
Nếu vấn đề đau răng xảy ra với người bình thường sẽ không có gì đáng nói. Thế nhưng, nếu đối với phụ nữ mang thai, liệu các vấn đề răng miệng này có ảnh hưởng đến thai nhi khi không thể dùng thuốc và chỉ có thể chịu đựng những cơn đau hành hạ?
Trang Kknews cho biết, những bệnh lý răng miệng nghiêm trọng không chỉ dẫn đến sảy thai mà còn nguy hiểm đến tính mạng.
Theo đó, viêm nha chu hay viêm phúc mạc răng khôn, vùng viêm nhiễm lan rộng ra nhiều chỗ trong khoang miệng, nếu không kiểm soát kịp thời có thể gây nhiễm trùng huyết. Nếu vi khuẩn xâm nhiễm vào đường tuần hoàn máu tới thai nhi, nó sẽ gây ra sự phát triển bất thường của phôi thai, gây sảy thai hoặc buộc phải bỏ thai.
Tại sao các vấn đề răng miệng dễ xảy ra khi mang thai?
Phụ nữ mang thai có những thai đổi sinh lý đặc biệt, nhiều yếu tố khiến cho khoang miệng không sạch như nôn mửa khi thai nghén, thay đổi hormone, thay đổi thói quen ăn uống…, đều gây ra các vấn đề về răng miệng.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, 36-100% phụ nữ mang thai bị viêm nướu, chảy máu chân răng, hình thành các khối u nhỏ bên trong. Trong trường hợp nặng, chúng cản trở việc ăn uống và cần phẫu thuật cắt bỏ.
Vấn đề răng miệng của phụ nữ mang thai ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày và sức khỏe của thai nhi.
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai nếu có vấn đề về răng miệng, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ cũng cao hơn. Điều này có thể dẫn đến tình trạng trẻ sinh non và nhẹ cân.
Các bệnh về răng miệng thường gặp khi mang thai
Có rất nhiều bệnh về răng miệng có thể xảy ra khi mang thai, phụ nữ cần kiểm tra, cảnh giác và chữa trị kịp thời.
1. Sâu răng
Mang thai và nôn mửa khi ốm nghén sẽ làm giảm giá trị pH trong nước bọt và gây mòn răng. Đồng thời, việc gia tăng số lượng khẩu phần ăn trong thời kỳ mang thai dễ dẫn đến sự thay đổi môi trường răng miệng, dẫn đến sâu răng. Hơn nữa, sức đề kháng của phụ nữ mang thai cũng kém hơn bình thường, một khi bị sâu răng nó sẽ phát triển nhanh chóng với các triệu chứng rõ ràng.
2. Bệnh nha chu
Sau khi mang thai, sự bài tiết Oestrogen tăng lên đáng kể, sức đề kháng và khả năng miễn dịch giảm xuống làm thay đổi môi trường trong khoang miệng, khi các mô nha chu bị kích thích nó sẽ gây ra các phản ứng như loét miệng, sưng nướu, răng lung lay.
Trước khi mang thai, bạn nên đến nha sĩ để điều trị bệnh nha chu, loại bỏ tình trạng viêm nhiễm kịp thời, lấy cao răng…
3. Viêm nha chu cấp tính
Một số phụ nữ bị sâu răng trước khi mang thai, nhưng không có triệu chứng đau rõ ràng nên thường không chú ý. Khi mang thai, với một số thay đổi về tâm sinh lý, nó sẽ làm bùng phát các triệu chứng như viêm nha chu cấp, viêm chóp răng, gây sưng tấy, đau nhức khó chịu.
Đau răng khi mang thai có chữa trị được không?
Thời điểm tam cá nguyệt thứ 2 là giai đoạn tương đối an toàn, nếu phụ nữ không mắc các bệnh lý nghiêm trọng, có thể điều trị răng miệng tổng quát.
Mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ, nếu phụ nữ mắc các bệnh về răng miệng, trong trường hợp khẩn thiết có thể đến nha sĩ để giảm bớt các triệu chứng.
Mang thai không phải chống chỉ định tuyệt đối chăm sóc răng miệng. Trong quá trình điều trị, các nha sĩ cũng có những lựa chọn phù hợp với từng thể trạng của thai phụ khi chọn thuốc gây mê cũng như kháng sinh.
Mẹo chăm sóc răng cho phụ nữ mang thai
- Đánh răng thường xuyên
Đánh răng ít nhất 2 lần 1 ngày, sáng và tối, mỗi lần không được ít hơn 3 phút.
- Xỉa răng
Chỉ nha khoa có thể làm sạch thức ăn bám giữa các kẽ răng.
- Khám răng định kỳ
Ngoài các phương pháp trên, phụ nữ cũng nên đến nha khoa chuyên nghiệp để kiểm tra răng miệng 6 tháng 1 lần.
Theo afamily.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.