Sau khi kết hôn, cặp đôi nào cũng thế, sẽ thoát đi chế độ "yêu cuồng nhiệt" và bắt đầu cuộc sống đời thường. Yêu là một chuyện, cưới lại là chuyện khác. Chẳng vậy mà nhiều cặp đôi khi yêu nhau thì hạnh phúc ngập tràn, cưới về rồi mới biết vấn đề nảy sinh rất nhiều. Thậm chí qua một thời gian, cả hai không chịu đựng nổi nhau nữa, quyết đường ai nấy đi.
Bởi vậy, khi hôn nhân xuất hiện những dấu hiệu "báo động đỏ" sau, bạn nên xem xét rồi chấn chỉnh lại kẻo lúc sau khó cứu vãn.
1. Không thể giao tiếp hay thỏa hiệp
Trong hôn nhân, giao tiếp chính là chìa khóa để hiểu được suy nghĩ của đối phương. Hai bên có vấn đề gì cũng nên nói ra cho nhau hiểu, tránh để hiểu lầm tăng cao. Giao tiếp chính là phương thức để duy trì sự thấu hiểu của hai bên vợ chồng. Bên cạnh đó, thỏa hiệp cũng là cách để tình cảm của họ không bị sứt mẻ.
Tuy nhiên nhiều cặp đôi thì không có được điều ấy. Họ không nói chuyện được với nhau chứ đừng nhắc đến chuyện thỏa hiệp về vấn đề nào đó. Họ không giao tiếp được, không duy trì được quan hệ, không hòa bình, thích tranh chấp trong tất cả các vấn đề. Đến lúc đó sớm muộn thì hôn nhân cũng rạn nứt thôi.
2. Không thống nhất được vấn đề tiền bạc
Nhiều cặp đôi khi về chung một nhà mới nhận ra rằng, nếu như không có tiền thì cuộc sống sẽ đầy rẫy áp lực. Tình cảm cũng theo đó mà cạn kiệt theo. Bạn sẽ phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan về cuộc sống xoay quanh củi, gạo, dầu, muối...
Trước tiền bạc và vật chất, các cặp vợ chồng dù yêu nhau đến đâu rồi cũng sẽ quay lưng và trở nên thù địch.
Hai vợ chồng không thống nhất được vấn đề tiền bạc, lúc nào cũng trong cảnh túng thiếu, không thỏa thuận được nên quy tiền nong về một mối hay chia đều các khoản chi trong tháng, không thống nhất nổi nên tiết kiệm thế nào, biếu gia đình hai bên ra sao... thì cuối cùng tình cảm cũng rạn nứt.
Đồng tiền là con dao hai lưỡi, không những có thể làm rạn vỡ mà còn có thể khiến hôn nhân tan tành.
3. Không còn muốn nhìn thấy nhau nhiều
Hôn nhân đẹp nhất là khi cả hai chung sức đồng lòng: "Không bao giờ bỏ rơi nhau, cùng cố gắng tiến về phía trước". Tất nhiên, đây là một tình huống lý tưởng hóa và chẳng dễ dàng thực hiện.
Khi đang yêu đương mặn nồng, ngày nào chúng ta cũng muốn nhìn thấy đối phương, muốn được gặp gỡ để ôm ấp, âu yếm. Tuy nhiên, nhiều cặp vợ chồng sau thời gian dài chung sống lại cảm thấy chán nhau, đến gặp mặt còn không muốn gặp.
Nếu vợ chồng chán nhau thì nhất định sẽ nảy sinh mâu thuẫn. Đôi bên có cảm giác không muốn gặp mặt, nhìn mặt thấy ghét thì làm sao có thể duy trì hạnh phúc và tình cảm chân thành đây.
4. Chuyển đổi từ chiến tranh nóng sang chiến tranh lạnh
Trong một cuộc hôn nhân, chuyện xích mích giữa đôi bên là điều vô cùng bình thường. Anh mắng tôi, tôi mắng anh thật sự là một cách chứng tỏ mối quan hệ vẫn còn rất tốt. Hai bên còn muốn to tiếng, muốn trao đổi với nhau.
Tuy nhiên, một khi tình trạng ghét nhưng không thèm nói, có vấn đề nhưng chẳng buồn nhắc đến, mặc kệ tất cả mọi thứ, ai muốn làm gì thì làm thì cặp đôi ấy làm sao có thể hạnh phúc bên nhau được nữa.
Chiến tranh lạnh thật sự là một điều giết chết hôn nhân cực kỳ nhanh. Hai bên không còn gì để nói kể cả góp ý, tức giận cũng chẳng còn thì chứng tỏ tình cảm đã cạn. Chỉ khi nào bạn không quan tâm nữa thì chiến tranh lại mới xảy ra, mối quan hệ sẽ như mùa đông lạnh giá và chẳng ai muốn duy trì nó một cách lâu dài.
5. Có suy nghĩ nhẫn nhịn chỉ vì con cái
Nhiều cặp vợ chồng bề ngoài có vẻ hạnh phúc nhưng thực chất thì tình cảm chẳng còn gì. Thậm chí họ còn chia giường, tình cảm xa cách, trái tim không còn chung một hướng từ lâu.
Họ nhịn nhục vì suy nghĩ muốn tốt cho con, cho rằng đợi con lớn khôn, tốt nghiệp rồi mới giải quyết vấn đề hoặc mới quyết định ly hôn.
Điều này thật sự là một "báo động đỏ" trong mối quan hệ của bạn. Thay vì bạn chờ đợi chuyện con cái lớn khôn rồi ly hôn thì hãy cố gắng giải quyết mối quan hệ vợ chồng. Chỉ có cách đó mới triệt để được vấn đề. Nếu như không thể cứu vãn thì hãy mạnh dạn chấm dứt tất cả bởi con cái trong gia đình ly hôn sẽ hạnh phúc hơn là những đứa trẻ có bố mẹ đáng ra nên ly hôn nhưng lại không làm điều đó.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.