Tìm sự liên kết về các vấn đề tiền bạc nên là ưu tiên hàng đầu trong bất kỳ mối quan hệ nghiêm túc nào. Tuy nhiên, chỉ nghĩ về nó thường có xu hướng dẫn đến căng thẳng và lo lắng. Trên thực tế, tiền là một trong những nguyên do gây xung đột nhất đối với các cặp vợ chồng, đặc biệt ở các cặp đôi trẻ tuổi.
Lời khuyên mà chúng ta thường xuyên nhận được để giải quyết vấn đề này đó là: Phá vỡ sự im lặng. Tuy nhiên, vấn đề này không phải lúc nào cũng có thể giải quyết một cách đơn giản bởi những cuộc trò chuyện về tiền bạc hiếm khi kết thúc theo hướng mang lại sự hài lòng cho cả hai phía, thậm chí có thể dẫn đến ly hôn.
Nhiều chuyên gia về mối quan hệ đã chỉ ra rằng vấn đề cốt lõi nằm ở chỗ hầu hết các cặp vợ chồng tiếp cận cuộc trò chuyện với ý định cố gắng chứng minh tại sao đối phương lại sai.
Marla Mattenson là một chuyên gia tư vấn về mối quan hệ và sự thân mật, chuyên giải quyết những bất đồng cho các cặp vợ chồng doanh nhân. Cô giúp các cặp vợ chồng khám phá những khuôn mẫu ẩn giấu trong các mối quan hệ và công việc bằng cách tiếp cận phi truyền thống từ nền tảng của cô trong khoa học thần kinh và toán học. Trong 23 năm làm việc, Marla đã tư vấn cho hơn 1.000 cặp vợ chồng.
Hãy nhìn vào bức tranh tổng thể
Xung đột về tiền bạc không quá khác biệt so với bất kỳ xung đột nào khác (khác biệt về tôn giáo hoặc những giá trị nuôi dạy con cái trái ngược) trong mối quan hệ hôn nhân. Đó là cảm xúc. Đó là những giá trị đạo đức của bạn nhưng bị nghi ngờ bởi người bạn yêu thương. Đó là một vấn đề rõ ràng đến mức không ai muốn thảo luận. Đó là sự tác động gây ra những cuộc cãi vã khiến bạn phải đối mặt với nỗi sợ hãi sâu sắc nhất.
Sau 23 năm tư vấn cho hơn 1.000 cặp vợ chồng, Marla đã thấy rằng bí mật giúp duy trì một mối quan hệ vợ chồng hạnh phúc là biết cách quản lý xung đột dựa trên tinh thần xây dựng. Để làm được điều đó, các cặp vợ chồng phải tìm hiểu những kỷ niệm thời thơ ấu của đối phương đối với vấn đề tiền bạc ảnh hưởng như thế nào đến niềm tin và ưu tiên tài chính của họ.
Nắm vững kỹ năng này là điều không dễ dàng bởi nó đòi hỏi sự nỗ lực đáng kể từ cả hai phía cả về cả tinh thần và cảm xúc. Dưới đây là những bước chủ chốt giúp bạn giải quyết những xung đột bắt nguồn từ tiền bạc:
1. Tìm hiểu những câu chuyện đằng sau niềm tin tài chính của đối phương
Niềm tin và giá trị tài chính của chúng ta được phát triển rất sớm trong cuộc sống. Chúng ta mang theo những niềm tin đó trong suốt quá trình trưởng thành và có thể khó thay đổi tư duy được định hình từ nhỏ. Vì vậy, điều quan trọng là hãy nói chuyện cởi mở về những câu chuyện đó và mức độ ảnh hưởng của đồng tiền đến niềm tin của chúng ta ngày nay.
Một cặp vợ chồng mà Marla tư vấn có tên là Barbara và John có niềm tin rất khác biệt về tiền bạc. Anh chồng John, là một người người lớn lên trong một gia đình giàu có, có xu hướng vung tiền vào những món quà đắt tiền cho vợ và không tin vào việc ưu tiên những thứ như nghỉ hưu hoặc mua nhà. "Bố mẹ anh không bao giờ trao đổi với anh hay với nhau về chuyện tiền nong. Bất cứ khi nào ai đó trong gia đình có chuyện buồn, bố anh sẽ mua quà cho họ", John nói với vợ.
Ngược lại với ông chồng, cô vợ Barbara là một người tiết kiệm. "Lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn nên bố mẹ tôi luôn phải chắt bóp từng đồng. Một trong những tiếc nuối lớn nhất của họ là không tiết kiệm đủ tiền để nghỉ hưu sớm. Chứng kiến những rắc rối tài chính của họ, tôi đã thề sẽ làm việc chăm chỉ và tiết kiệm tiền để không bao giờ phải trải qua những tháng ngày khó khăn như họ đã chịu đựng", Barbara chia sẻ.
Những câu chuyện như John và Barbara không hiếm ở các cặp vợ chồng khác. Nó tạo nên những hệ tương tưởng về tài chính khác nhau và khó có thể thay đổi những quan điểm này.
Nhưng khi bạn nỗ lực tìm hiểu những câu chuyện đằng sau niềm tin tài chính của người bạn đời, mọi thứ sẽ bắt đầu có ý nghĩa hơn, những đánh giá chủ quan của bạn sẽ mờ dần và bạn sẽ thấy dễ dàng hơn khi nhìn mọi thứ từ lăng kính của họ.
2. Buông bỏ thói quen cố hữu
Tuy nhiên, vấn đề không phải là những câu chuyện thời thơ ấu định hình các giá trị tài chính của bạn như thế nào mà là mức độ bạn giữ mãi niềm tin đó. Mức độ bám giữ thói quen suy nghĩ sẽ xác định mức độ xung đột trong các mối quan hệ của bạn. Nếu cả hai vợ chồng không linh hoạt trong lối suy nghĩ thì kết quả không thể có lợi cho cả hai bên.
Tuy nhiên, việc thay đổi lối tư duy sẽ dễ dàng hơn rất nhiều một khi bạn học được những câu chuyện đằng sau các ưu tiên tài chính của đối phương. Bước tiếp theo là tập trung vào việc tìm kiếm điểm chung. Biết những ưu tiên tài chính mà bạn chia sẻ sẽ mang lại sự thoải mái cho đối phương trong vấn đề tiền bạc.
3. Làm việc theo nhóm để thỏa hiệp
Khi đã xác định được những điều bạn đồng ý, hãy bắt đầu đề cập đến những khác biệt đang làm tổn thương mối quan hệ hôn nhân. Khi thảo luận về khía cạnh này, đừng cố gắng áp đặt suy nghĩ của mình lên đối phương. Để thỏa hiệp, bạn phải sẵn sàng vươn mình với những thử thách mới.
Hãy suy nghĩ về việc bạn có thể có hai niềm tin tài chính khác nhau và biến chúng thành một niềm tin tài chính mạnh mẽ. Mặc dù không phải lúc nào cũng phát huy tác dụng nhưng điều này là ổn. Điều quan trọng nhất là giữ một tâm hồn cởi mở và trung thực. Mục tiêu cuối cùng mà các cặp vợ chồng hướng tới đó là xây dựng một nền tảng chung của niềm tin tài chính.
Hãy tìm hiểu làm thế nào để sắp xếp các giá trị và mục tiêu của bạn: Bạn có muốn mua nhà không? Bạn chuẩn bị cho tương lai của con cái như thế nào? Bạn có muốn nghỉ hưu sớm không? Đây là tất cả các vấn đề quan trọng cần được thảo luận.
4. Dễ bị tổn thương
Bạn nên nhớ mọi thứ sẽ trở nên căng thẳng nếu cả hai không hiểu và thông cảm cho nhau. Vì vậy, hãy bỏ cái "tôi" sang một bên và nhớ rằng mình là một đội. Từ bỏ nhu cầu cá nhân và thực sự lắng nghe những gì đối phương mong muốn, ngay cả khi những gì họ nói có hàm ý là bạn sai.
Nếu bạn cảm thấy bạn đang bắt đầu tức giận, hãy tự nhủ: Có thể mình đang bỏ lỡ hoặc không hiểu điều gì đó. Có lẽ có một cách khác để xử lý vấn đề này mà mình chưa từng nghĩ đến.
Và hãy nhớ rằng, câu chuyện tài chính của những cặp vợ chồng không kết thúc sau một cuộc trò chuyện. Tiếp tục thử nghiệm với các phương pháp khác nhau cho đến khi bạn tìm thấy một giải pháp hiệu quả. Những vấn đề trong cuộc sống luôn hiện hữu, vì vậy hãy tiếp tục sắp xếp thời gian để theo dõi và thảo luận về cách mọi thứ đang diễn ra.
Theo Theo Tri thức trẻ
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.