Mã Y Lợi, nữ diễn viên, ảnh hậu nổi tiếng người Trung Quốc, cô đã từng thẳng thắn thừa nhận trên Weibo: "Tôi rất hối hận về cách giáo dục sai lầm của mình!". Cô ép con gái nhận biết số đếm từ nhỏ, cô bé đã khóc rất nhiều rồi để lại một bóng đen sâu thẳm, từ đó sợ hãi khi nhìn thấy cuốn sách.
Cha mẹ luôn mong con mình có thể thành thạo nhiều kỹ năng để thích nghi với xã hội cạnh tranh khốc liệt trong tương lai, vì vậy bắt đầu dạy cho con đủ thứ kiến thức từ rất sớm.
Nhưng trên thực tế, trẻ em có quy luật phát triển riêng và làm việc gì cũng cần ở giai đoạn thích hợp. Nếu trẻ bị ép nhổ cây con khi chưa đạt được cấp độ tương ứng sẽ chỉ khiến trẻ chán ngán, tự ti, và thậm chí để lại ám ảnh tâm lý.
Có 5 lỗ hổng nuôi dạy con từ 3-6 tuổi cha mẹ cần tránh để con phát triển tốt trong tương lai:
Trước 3 tuổi, đừng ép con phải học đếm, cộng và trừ
Vì điều này quá khó đối với những trẻ chưa có tư duy trừu tượng và dễ dẫn đến trẻ chán học toán.
Quỹ đạo phát triển tư duy của trẻ là: Bắt đầu tư duy bằng hành động, sau đó tư duy bằng hình ảnh, và cuối cùng là tư duy trừu tượng. Nhưng trẻ trước 3 tuổi rõ ràng là chưa có tư duy trừu tượng. Ví dụ, mối quan hệ giữa 5 quả táo và ký hiệu số "5" là gì, trẻ em không hiểu, thậm chí ít có khả năng hiểu thứ tự và sắp xếp của các số. Trẻ em ở giai đoạn này, cái gọi là đếm về cơ bản là học thuộc lòng và không hiểu ý nghĩa.
Ở giai đoạn này, trước tiên bé nên hình thành tư duy hình ảnh. Ví dụ, để bé so sánh hai quả dưa hấu, quả nào to hơn và quả nào nhỏ hơn. Cho trẻ đọc thêm sách tranh, thông qua những thứ bằng hình ảnh hữu hình, hãy để con nhận thức toán học một cách dễ hiểu. Trong cuộc sống hàng ngày và trò chơi, hãy để con phân bổ, sắp xếp và quan sát, điều này sẽ giúp con dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu mọi thứ và trau dồi tư duy toán học thầm lặng.
Trước 3 tuổi, đừng ép con đọc
Nao Matsui, cha đẻ của sách ảnh Nhật Bản, từng nói: "Để trẻ nhận biết từ sớm, hoặc ép trẻ tự hình thành thói quen đọc càng sớm sẽ phá hủy trí tưởng tượng của trẻ. Trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức, vì kiến thức có hạn còn trí tưởng tượng có thể tóm tắt mọi thứ trên đời".
Ai cũng phải hiểu một chân lý: Nhận biết sớm không có nghĩa là học giỏi. Chính thái độ học tập và thói quen học tập quyết định việc học tập có tốt hay không, chứ không phải học trước. Vì vậy, đừng ép trẻ đọc trước 3 tuổi.
Thông thường, vào khoảng 4 đến 5 tuổi, sự hiểu biết về từ ngữ của trẻ sẽ đạt đến một cấp độ mới. Trước giai đoạn này bố mẹ chỉ cần kể chuyện với trẻ, đọc sách tranh, làm giàu vốn từ vựng của trẻ, hoặc thảo luận về cốt truyện có ý nghĩa hơn việc học chữ sớm.
Trước 4 tuổi, đừng ép con học piano
Những em bé còn quá nhỏ không thích hợp để học các loại nhạc cụ (bao gồm piano, guitar, violin, v.v.), vì học những nhạc cụ này đòi hỏi bé phải có những khả năng nhận thức nhất định như: Khả năng cảm thụ âm nhạc, chẳng hạn có thể phân biệt được âm bổng, âm sắc, nhịp phách,… của âm nhạc. Quan trọng hơn, nó bao gồm các chuyển động tay tốt và sự phối hợp giữa tay và mắt!
Những yêu cầu trên là quá khó đối với một đứa trẻ chưa đến 4 tuổi, nếu bắt trẻ học đàn quá sớm, trẻ sẽ vô cùng nản lòng.
Bố mẹ có thể hát, chơi đàn cho trẻ nghe để trẻ cảm nhận được cái hay của âm nhạc và niềm vui khi chơi loại đàn thú vị này. Hình ảnh hài hòa này sẽ truyền cảm hứng, là chìa khóa tình yêu của trẻ đối với âm nhạc!
Trước 5 tuổi, đừng ép trẻ viết
Trước khi trẻ 6 tuổi, các ngón tay vẫn chưa phát triển hết, một số cử động không thể làm tốt được. Vì khi viết chữ cần đòi hỏi các khớp ngón tay hoạt động linh hoạt. Cho nên, nếu như bạn ép con viết chữ sớm quá, các ngón tay của chúng có thể bị phát triển dị dạng, không bình thường.
Khuyến khích vẽ bậy thay vì viết: Trước 5 tuổi, trẻ đặc biệt thích vẽ, cha mẹ có thể cung cấp cho bé vô số tài liệu về graffiti để trẻ có thể mở rộng trí tưởng tượng và tìm hiểu về thế giới thú vị này; mở rộng trí tưởng tượng của bé. Đồng thời, cha mẹ cũng có thể chụp ảnh các tác phẩm của con mình, để các bé tiếp tục có ý thức hoàn thành và có hứng thú tập vẽ!
Trước 6 tuổi, đừng ép con bạn "vẽ như họa sĩ"
Nói về graffiti ở trên, có một lỗ hổng lớn khác trong đó. Khi trẻ vẽ bậy, cha mẹ hy vọng sẽ vẽ được một hình ảnh, nhưng họ không biết rằng điều này sẽ làm mất đi sự sáng tạo của trẻ!
Thực chất, việc vẽ bậy của trẻ trước 6 tuổi chỉ là trò chơi để tiêu khiển những lúc rảnh rỗi, mang lại niềm vui cho trẻ. Nếu cho trẻ học những nét vẽ đơn giản, hay thậm chí là những kỹ thuật mỹ thuật chuyên nghiệp theo ý muốn của người lớn, trẻ rất dễ bị "sa lầy" và đánh mất đi khả năng sáng tạo quý giá nhất.
Tôn trọng trẻ, để trẻ tự do thể hiện. Bất kỳ sự can thiệp không đúng cách nào của người lớn đều sẽ ảnh hưởng đến mong muốn thể hiện của trẻ. Đây là điều kiện tiên quyết để nuôi dưỡng trí tưởng tượng và óc sáng tạo của con mình.
Cuối cùng, không có điều gì là tuyệt đối trên thế giới này. Có những đứa trẻ 2 tuổi biết chữ, 3 tuổi biết đếm, 4 tuổi là thiên tài chơi piano... nhưng những người thành công, suy cho cùng cũng chỉ là một xác suất nhỏ, đừng tự so sánh và dằn vặt rằng tại sao đó không phải là con của mình.
Hãy tôn trọng quy luật khách quan, cho con một khoảng thời gian, kiên nhẫn và cùng con lớn lên, đây là điều mà các bậc cha mẹ chúng ta nên làm!
Theo afamily.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.