Dừng ngay suy nghĩ ''Chiều chuộng 1 tí chắc không sao'' vì đáp ứng 1 lần là sẽ có nhiều lần sau: Đây là 7 điều bố mẹ nên dạy con trước khi bé 3 tuổi

Muốn con trở thành người giỏi giang, hiểu biết, bố mẹ cần chú ý giáo dục bé ngay từ nhỏ.

Nhiều phụ huynh vẫn thường quan niệm ''trẻ con thì biết cái gì, sau này lớn hẵng dạy'', thế nhưng đây lại là suy nghĩ sai lầm. Môi trường sống của trẻ, cụ thể là những người mà con tiếp xúc hàng ngày như ông bà, bố mẹ, anh chị em... có ảnh hưởng rất lớn tới tính cách của con. Giai đoạn 1-3 tuổi vô cùng quan trọng với bé, nhiều thói quen được diễn ra trong khoảng thời gian này sẽ quyết định hành vi tương lai của trẻ, thế nên để con phát triển toàn diện, bố mẹ nên dạy con 7 điều này trước khi bé 3 tuổi. 

1. Hành vi của con từ 1-3 tuổi quyết định tính cách cả đời của bé

Từ 1 đến 3 tuổi là giai đoạn phát triển vàng của trẻ, ở giai đoạn này, trẻ đã đủ hiểu biết để tò mò về thế giới xung quanh mình, trẻ sẽ không cần phải bế hay người khác đưa đồ vật cho mình nữa mà có thể tự tiếp xúc bằng cảm giác và vận động. Cùng với sự phát triển ngôn ngữ, trẻ có thể chủ động giao tiếp với người lớn và vừa nói vừa làm.

Sự phát triển tâm lý của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi theo hướng tích cực hay tiêu cực là phụ thuộc vào cách giao tiếp và hành xử của người lớn. Trẻ đã có thể hiểu bố mẹ, người lớn nói gì, chính vì thế hãy nói những lời yêu thương nhiều hơn với trẻ trong giai đoạn này.

Bố mẹ nên cân nhắc trước khi thoả mãn một yêu cầu nào đó của con, dù nhỏ nhất cũng phải đặt ra câu hỏi, liệu điều này có giúp ích gì cho con không. Nếu không thì cố tìm cách từ chối một cách khéo léo. Đừng nghĩ vì nó nhỏ xíu, vì yêu con, chiều chuộng tí thì có sao mà đáp ứng vì đồng ý một lần là sẽ có nhiều lần sau. Khi bố mẹ 1 lần phá lệ thì bé sẽ không còn giữ quy tắc nữa.

Dừng ngay suy nghĩ ''Chiều chuộng 1 tí chắc không sao'' vì đáp ứng 1 lần là sẽ có nhiều lần sau: Đây là 7 điều bố mẹ nên dạy con trước khi bé 3 tuổi  - Ảnh 1.

Hãy chú ý ngôn từ và phương pháp giáo dục ngay từ khi bé còn nhỏ. Ảnh minh hoạ.

2. Ngôn từ: Cần chú ý mọi lúc mọi nơi

Con hấp thu hoàn toàn những lời nói từ ông bà, bố mẹ và những người xung quanh. Hãy cẩn trọng trong việc tìm môi trường ngôn ngữ tích cực cho con. Người lớn nói chuyện to tiếng, cãi nhau trước mặt con đều sẽ ảnh hưởng đến cách bé giao tiếp với bố mẹ và mọi người. Thế nên ông bà, bố mẹ nói chuyện cần chọn lọc. Nhiều người hay thắc mắc sao con mình đanh đá, sao con biết nói bậy... thực ra là bé học từ bố mẹ, bạn bè xung quanh mà thôi.

3. Nhất quán trong cách dạy con

Việc bố mẹ đề ra các quy tắc cho con là để con biết sống có trách nhiệm với cách cư xử cũng như những hành động của mình. Và để dạy con hiệu quả bằng các quy tắc, bố mẹ phải thống nhất quan điểm khi thiết lập các quy tắc đó trong gia đình. 

Một là, bố mẹ phải đặt ra những quy tắc nhất định cho con và thực hiện dứt khoát, không được thỉnh thoảng ''nới lỏng'' quy tắc vì sẽ dễ khiến trẻ cảm thấy việc phá quy tắc là điều bình thường. Một khi đã được hưởng quy tắc được ''nới lỏng'' thì trẻ sẽ khó quay trở lại thực hiện quy tắc như thông thường.

Hai là, bản thân bố và mẹ cần thống nhất quan điểm khi đưa ra một quy tắc nào đó với con. Nếu ý bố một đằng, ý mẹ một nẻo, con sẽ không biết phải nghe theo ai. Điều này gây khó cho cả bố mẹ và con. Đặc biệt, những đứa trẻ tinh ý và lém lỉnh sẽ nghiêng về phía người chiều mình, thành ra chia làm hai phe trong gia đình, tạo không khí căng thẳng trong khi vẫn không dạy được con hiệu quả.

Dừng ngay suy nghĩ ''Chiều chuộng 1 tí chắc không sao'' vì đáp ứng 1 lần là sẽ có nhiều lần sau: Đây là 7 điều bố mẹ nên dạy con trước khi bé 3 tuổi  - Ảnh 2.

Dạy con những kiến thức cơ bản về màu sắc, hình khối. Ảnh minh hoạ.

4. Mỗi ngày dành cho con 3 phút

Quy luật này chỉ ra rằng hãy gặp gỡ và tiếp xúc với con cái như thể bạn không gặp chúng trong suốt một thời gian dài (mặc dù thực tế là bạn chỉ vừa dắt chúng đi siêu thị 10-15 phút trước). Khi bố mẹ dành cho con 3 phút để ôm, hôn, và hỏi han con về những điều diễn ra trong ngày sẽ khiến con có cảm giác được tôn trọng và đối xử ngang hàng. Điều này đặc biệt nên làm nhất là khi bạn vừa đón trẻ trở về nhà từ nơi làm việc, công viên, mẫu giáo.

Các nhà tâm lý học giải thích rằng, trong những giây đầu tiên khi gặp lại bố mẹ, trẻ có xu hướng muốn kể cho bố mẹ nghe tất cả mọi thông tin. Nếu bố mẹ không biết mà bỏ qua hoặc cố tình lờ đi 3 phút này, một số bé sẽ không bao giờ kể với bố mẹ về những việc vụn vặt nữa. Khi trẻ cảm thấy không cần thiết phải tâm sự hoặc chia sẻ với bố mẹ những việc này, bố mẹ sẽ là những người thiệt thòi nhất khi bỏ lỡ đi những điều quan trọng trong cuộc sống của con.

Một số bé khác sẽ nói chuyện trong cả bữa ăn, lúc nào cũng luôn mồm luôn miệng kể về những điều mới mẻ. Nhiều bậc làm cha mẹ thường cảm thấy giây phút đó con cái thật ồn ào và phiền phức, chúng chỉ kể những điều đâu đâu chẳng liên quan tới cơm áo gạo tiền. Nhưng việc từ chối lắng nghe của bố mẹ có thể tiêu diệt sự hoạt bạt, lanh lợi và kìm hãm sự phát triển của con yêu đấy!

Để thấu hiểu con cái hơn, bạn có thể nghiên cứu một số lời khuyên sau:

- Dành một khoảng thời gian nhất định để cùng con làm một việc mà con thích.

- Biểu hiện thái độ chứng minh rằng bạn đang lắng nghe điều con nói. Chẳng hạn như bạn lặp lại thông tin con vừa đưa ra hoặc thể hiện cảm xúc đồng tình chẳng hạn.

- Đừng bao giờ cố gắng quan tâm một cách giả tạo, trẻ sẽ bị tổn thương đấy.

- Nhắc lại câu chuyện con từng kể với bạn sau một thời gian, để con biết rằng bạn thực sự còn nhớ những câu chuyện đó.

- Tránh những cuộc tranh cãi kéo dài vô nghĩa, chỉ cần nói với con: "Được thôi, bố mẹ hiểu là con không cùng ý kiến với bố mẹ".

Dừng ngay suy nghĩ ''Chiều chuộng 1 tí chắc không sao'' vì đáp ứng 1 lần là sẽ có nhiều lần sau: Đây là 7 điều bố mẹ nên dạy con trước khi bé 3 tuổi  - Ảnh 3.

Thời gian ở bên con trong những năm đầu đời vô cùng quan trọng. Ảnh minh hoạ.

5. Cho con tương tác với màu sắc, hình khối, bản đồ...

Nhiều bố mẹ chọn cách giáo dục sớm ngay khi bé vừa chào đời. Tuỳ vào phương pháp giáo dục của từng gia đình mà lựa chọn thời điểm để trẻ tiếp xúc với việc học tập. Tuy nhiên, khi trẻ từ 1-3 tuổi, bé nên biết một số kiến thức cơ bản như màu sắc, hình khối hay chỉ đường đơn giản...

6. Cho con ra ngoài chơi

Được tiếp xúc với thiên nhiên sẽ khiến các bé bạo dạn, hiểu biết hơn là suốt ngày chỉ ngồi một chỗ. Con cần được vận động, chạy nhảy và khám phá thế giới bên ngoài. Tranh thủ những khi có thời gian hoặc ngày cuối tuần, bố mẹ nên đưa bé ra ngoài chơi, công viên, khu vui chơi ngoài trời, biển, khu du lịch... để bé có cơ hội phát triển bản thân, và cũng là cách giúp tình cảm gia đình thêm gắn kết. 

7. Bố mẹ muốn con trở thành người như nào hãy cho con tiếp xúc với người như thế

Muốn con hạnh phúc, hãy gặp gỡ người hạnh phúc.

Muốn con hoạt ngôn, hãy tương tác với người hoạt ngôn.

Muốn con tươi cười, hãy dạy con cách cười.

Người khác không cho con bạn những gì họ không có: Người tiêu cực không thể cho con bạn tích cực; Người nhăn nhó không thể cho con bạn nụ cười; Người nói dối không thể cho con bạn trung thực; Người thiên vị không thể cho con bạn công bằng...

 

https://afamily.vn/dung-ngay-suy-nghi-chieu-chuong-1-ti-chac-khong-sao-vi-dap-ung-1-lan-la-se-co-nhieu-lan-sau-day-la-7-dieu-bo-me-nen-day-con-truoc-khi-be-3-tuoi-20220516161643636.chn
 

 

Theo afamily.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang