Dùng tủ lạnh quá cũ, không bảo trì... có thể khiến gia đình bạn gặp nguy hiểm

(lamchame.vn) - Rất nhiều người sẽ có suy nghĩ rằng “tủ lạnh thì làm sao mà nổ được”. Nhưng thực tế thì đã có rất nhiều vụ cháy nổ gây chết người xảy ra vì những suy nghĩ thờ ơ và hành động sai lầm bạn đang mắc phải hằng ngày.

Dưới đây là những cách làm ngớ ngẩn dẫn đến tủ lạnh bị nổ:

1. Đặt tủ lạnh quá gần các thiết bị sinh ra nhiệt khác

Một trong những nguyên nhân khiến tủ lạnh phát nổ là do đặt chúng quá gần với các thiết bị sinh ra nhiệt khác như bếp gas, lò vi sóng, lò nướng… Nếu nhiệt quá nóng hoặc các thiết bị này bị chập cháy sẽ khiến tủ lạnh cũng bị nổ tung theo.

Đặt tủ lạnh quá gần các thiết bị sinh ra nhiệt khác

Ngoài ra, đường dây dẫn điện vào tủ lạnh nếu đặt quá gần rèm cửa, chăn, đệm sẽ làm tăng độ nguy hiểm. Khi đường dây điện bị chập cháy rất dễ lan ra, bén vào các vật liệu này và nhấn chìm chiếc tủ lạnh trong biển lửa.

2. Gas rò rỉ + hở điện

Bình gas tủ lạnh có vỏ bằng thép bao bọc rất chắc chắn nên khả năng tự cháy nổ là rất khó xảy ra. Trừ trường hợp nếu bình gas bị rò rỉ (hở mối hàn, xì ống dẫn…) lại tiếp xúc với tia lửa điện do đường dây điện bị chập đúng lúc.

Gas rò rỉ + hở điện

Nhu cầu dùng điện của các hộ gia đình là rất lớn, hầu hết sử dụng các thiết bị có công suất lớn, tiêu tốn điện như: Máy giặt, máy rửa bát, lò vi sóng, điều hòa… Trong khi đó, nếu đường dây điện được lắp đặt không đáp ứng được nhu cầu dùng quá tải sẽ dẫn đến việc bị chập điện bất cứ khi nào.

Nếu tình huống nổ bình gas diễn ra đúng lúc có người trong nhà và khó khăn khi tìm cách thoát thân sẽ gây ra hậu quả là hỏa hoạn, ngạt khói và hơi gas tủ lạnh.

3. Đặt nước có gas vào ngăn đá tủ lạnh

Lời cảnh báo của các nhà sản xuất nước ngọt có gas là: Không đun nóng hay đóng đá lạnh 0 độ C. Nguyên nhân là vì khi chất lỏng bị đóng băng hoặc đóng băng 1 phần thì độ hòa tan khí sẽ thay đổi, khí carbon dioxide trong nước có gas sẽ được giải phóng ra làm tăng áp lực trong lon.

Đặt nước có gas vào ngăn đá tủ lạnh

Đồng thời, khi đó sẽ có sự gia tăng khối lượng rất lớn, vỏ lon sẽ bị méo mó khiến lon nước ngọt có thể phát nổ bất cứ khi nào.

4. Dùng tủ quá cũ, không bảo trì, sửa chữa thường xuyên

Những tủ lạnh quá cũ, đã được sửa chữa, hàn xì, thay gas nhiều lần nên có cặn bẩn làm tắc ống mao nối từ giàn ngưng tới giàn bay hơi khiến cho áp suất quá cao, giảm khả năng làm mát của tủ lạnh.

Dùng tủ quá cũ, không bảo trì, sửa chữa thường xuyên

Dấu hiệu nhận biết chiếc tủ lạnh đã cũ, có nguy cơ phát nổ là: "Máy nén chạy liên tục không ngắt, có tiếng ồn lớn phát ra, có nhiều đá tuyết bám trên các ngăn, làm lạnh kém."

Tốt nhất, bạn nên thường xuyên thuê thợ tới nhà kiểm tra tủ lạnh và sửa chữa hoặc mua mới ngay khi cần thiết.

 

Theo sohuutritue.net.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang