Theo PGS.TS Đào Xuân Phái, Bộ môn Silicat, Khoa công nghệ hóa học, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, việc sử dụng men chì đối với các sản phẩm gốm sứ đã có lịch sử nhiều thế kỷ.
Men chì được ưa chuộng vì sử dụng đơn giản, đòi hỏi ít thời gian chuẩn bị. Tuy nhiên, không nên đổ oan cho chì như một tội đồ gây nhiễm độc cho con người.
Nếu men chì được pha chế đúng cách và nung ở nhiệt độ đủ cao thì ôxit chì bị khóa chặt và không có khả năng gây nhiễm độc. Nhưng ngược lại, nếu việc pha chế hoặc nhiệt độ nung không đảm bảo thì chì có thể dễ dàng tách khỏi men để hòa tan vào thức ăn đựng trong bát, đĩa gốm sứ và từ đó đi vào cơ thể người. |
Về nguyên lý khoa học, chì giúp hạ thấp nhiệt độ chảy của men, giúp khuyếch tán màu được nhanh chóng, khiến lớp men bám chắc vào xương gốm. Ưu điểm của men chì là giá thành rẻ nhưng lại cho màu sắc rực rỡ, bề mặt bóng đẹp nên đồ gốm sứ men chì thường rất hấp dẫn khách hàng.
Nếu men chì được pha chế đúng cách và nung ở nhiệt độ đủ cao thì ôxit chì bị khóa chặt và không có khả năng gây nhiễm độc. Nhưng ngược lại, nếu việc pha chế hoặc nhiệt độ nung không đảm bảo thì chì có thể dễ dàng tách khỏi men để hòa tan vào thức ăn đựng trong bát, đĩa gốm sứ và từ đó đi vào cơ thể người.
Trên thực tế, nguy cơ này rất dễ xảy ra, đặc biệt là đối với các sản phẩm rẻ tiền, được sản xuất ở các lò thủ công vì ở những nơi này, quy trình thường không chuẩn hoặc bị cắt giảm để tiết kiệm thời gian và chi phí.
Theo các nhà khoa học cảnh báo, chì là kim loại nặng có khả năng tích tụ lâu dài trong cơ thể người, ít bị thải loại, do vậy, dù lượng chì nhiễm độc từ bát đĩa trong mỗi bữa ăn là rất nhỏ thì sau một thời gian dài cũng có thể gây tổn thương thần kinh, thận, biến chứng tim mạch và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Do đó, để chọn bát đĩa đúng cách thì bạn nên làm như sau:
Đó là về nguyên tắc an toàn thì đúng là nên chọn đồ bát sứ trơn một màu. Khi mua bát đĩa sứ nên thử để kiểm tra độ nung và kim loại nặng độc có thể đang tồn trang bát.
Các cách thử như sau: Ngâm bát vào dung dịch dấm ăn, nếu bát có dấu hiệu trắng ra hoặc dấm đổi màu thì không nên dùng. Hoặc đổ một ít nước vào chỗ không tráng men (có thể là đế bát), nếu hút nước nhanh tức là xương bát nung không đủ nhiệt. Nếu bát không hút nước là bát tốt.
Mách bạn cách phát hiện bát đĩa nhiễm chì
Bạn hãy dùng giấm để thử sản phẩm gốm sứ nhiễm chì: Hãy dùng một ít giấm đựng vào sản phẩm bát đĩa bằng gốm sứ, sau đó quan sát kỹ nếu sản phẩm có dấu hiệu trắng ra hoặc giấm bị đổi màu thì có khả năng chứa tạp chất.
Sau đó, thử tiếng vang của sản phẩm thủy tinh để phát hiện sản phẩm nhiễm chì: Sản phẩm thủy tinh có chứa chì tiếng kêu rất vang, đồ không có nhiễm chì tiếng kêu đục và nhỏ hơn.
Và kiểm tra đồ sứ nhiễm chì bằng nước cũng là một cách hay. Bạn đổ một ít nước vào chỗ không tráng men của bát, cốc, đĩa (có thể là phần đế). Nếu thấy bát, đĩa hay cốc đó hút nước nhanh tức là xương bát nung không đủ nhiệt.
Với các loại đồ gốm sứ tráng men thủ công nếu nung ở nhiệt độ thấp cũng có thể gây nhiễm độc chì cho người dùng. Vì thông thường, gốm phải nung ở nhiệt độ từ 1.200 đến 1.500 độ C. Nhưng nếu pha thêm chì chỉ cần nung ở 800-1.100 độ C đã được một lô thành phẩm.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.