Một nười phụ nữ họ Lý ở Trung Quốc sau 9 tháng 10 ngày mang thai cuối cùng đã hạ sinh em bé suôn sẻ. Đáng lẽ đó sẽ là niềm vui lớn của gia đình cô nhưng khi nhìn đứa bé ai cũng sững sờ. Tóc, thậm chí lông mày của bé đều trắng phau.
Sau khi thăm khám bác sĩ kết luận em bé của cô Lý bị mắc bệnh bạch tạng. Võng mạc của bé không bị biến đổi, mống mắt và đồng tử có màu hồng nhạt, sợ ánh sáng. Da, lông mày, tóc và lông trên cơ thể bé đều có màu trắng hoặc vàng trắng.
Sau khi hỏi thăm về quan hệ họ hàng giữa cô Lý và chồng, bác sĩ đã mắng họ vì sự thiếu hiểu biết. Hóa ra vợ chồng cô Lý thuộc vào trường hợp kết hôn cận huyết. Con của họ mắc chứng bạch tạng cũng chính vì bố mẹ có quan hệ họ hàng gần (dưới 3 đời).
May mắn bệnh bạch tạng không ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe, cuộc sống của đứa bé. Nhưng người bệnh vẫn phải chịu đựng những khó chịu như rối loạn thị giác, giảm sức nhìn, sợ ánh sáng và phải đối mặt với nguy cơ ung thư da khá cao.
Bệnh bạch tạng: Nguyên nhân và cách hạn chế
Bạch tạng (albinism) là bệnh giảm sắc tố di truyền, tính lặn với biểu hiện giảm sắc tố đồng đều ở da, tóc và võng mạc. Bệnh biểu hiện với da bị giảm hay mất hẳn sắc tố, tóc bạc. Người bệnh sợ ánh sáng, bị giật nhãn cầu.
Để ngăn ngừa, hạn chế tốt nhất những bệnh gien lặn do hôn nhân cận huyết gây ra, cần phải thực hiện nghiêm túc các chính sách về dân số cũng như các quy định của Nhà nước về việc không nên kết hôn cận huyết, ít nhất là phải cách 3 đời.
Ngoài ra, để hạn chế bệnh tật, cần chú trọng trong việc tư vấn di truyền nhằm tránh kết hôn giữa 2 người cùng mang gien bệnh và chẩn đoán trước sinh nhằm loại bỏ những bào thai mang bệnh thể nặng.
link gốc: http://helino.ttvn.vn/helino/em-be-sinh-ra-toc-va-long-may-deu-trang-phau-bac-si-tiet-lo-nguyen-nhan-khien-cha-me-be-bang-hoang-222019291222148460.htm
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.