01. Đường tan làm là đường về nhà
Một chuyên gia giáo dục gia đình nói rằng rắc rối lớn nhất đối với giáo dục gia đình hiện nay là cha mẹ không thể cùng chơi với con cái, và thứ hai là nhiều bậc cha mẹ không về nhà ngay sau giờ tan sở.
Hầu hết thời gian, bố là người bận rộn nhất trong gia đình.
Người ta cho rằng càng dành nhiều thời gian cho công việc và giao lưu, càng có thể cải thiện mức kinh tế của gia đình và càng mang lại hạnh phúc cho gia đình.
Mà không biết rằng sự trưởng thành của đứa trẻ không phải do những đạo lý lớn lao mà bố nói với nó khi rảnh rỗi mà là cách bố kiên nhẫn đồng hành cùng con trong cuộc sống hàng ngày.
Có nghiên cứu chỉ ra rằng:
Những đứa trẻ thường xuyên ăn tối với cha mẹ có thể hấp thu được nhiều dinh dưỡng tốt hơn, kết quả học tập cao hơn và hiếm khi hút thuốc, uống rượu, đánh nhau…
Vì vậy, đối với các ông bố, con đường tan làm nên là con đường về nhà.
02. Nói mười ngàn câu "Anh yêu em", cũng không bằng một câu "để anh làm cho"
Một nhà tư vấn về hôn nhân đã từng kể về một trường hợp như này:
Có một cặp vợ chồng rất hiếm khi cãi nhau.
Hai người họ giống như một cặp đối tác rất ăn ý.
Người vợ sợ cô mất bình tĩnh với con khi giúp con làm bài tập nên người chồng đã chủ động nhận việc giúp con làm bài.
Sau khi vợ nấu nướng xong, chồng sẽ chủ động rửa bát, dọn dẹp nhà bếp.
Trái tim người vợ luôn ấm áp, bởi mỗi câu "để anh làm cho" của chồng đều thể hiện sự bao dung và thấu hiểu.
Trái tim người chồng luôn ấm áp, bởi nụ cười trên môi vợ mang lại cho anh ta sự khẳng định và yêu thương.
Một câu "để anh làm" của chồng thực sự còn hơn vạn lời "anh yêu em".
03. Bố nên đưa con đi vận động nhiều hơn
Nhiều ông bố ở các nước Bắc Mỹ khi đi tập thể dục đều đưa các con đi cùng.
Có ba lý do.
1. Bố là giáo viên thể dục tốt nhất cho một đứa trẻ.
Cơ thể khỏe mạnh và sức sống dồi dào của bố có thể khiến con cái cảm nhận sâu sắc sức hấp dẫn của thể thao.
2. Theo một nghiên cứu y học:
12 phút hoạt động thể chất mỗi ngày với bố có thể cải thiện khả năng tập trung, kiểm soát bản thân, khả năng đọc hiểu và nhận thức của trẻ.
Trẻ em nào hoạt động thể chất tốt hơn cũng sẽ có thành tích tốt hơn trong học tập.
3. Bố và con tập thể dục cùng nhau, điều này có thể tăng cường giao tiếp và kết nối tình cảm giữa bố và con cái.
Như một nhà giáo dục đã nói:
"Bạn không cần thông qua tiền bạc để trở thành một người cha tốt, thông qua một trái bóng thôi là đủ."
04. Khi con làm bài tập về nhà và học bài, không được chơi điện thoại
Thường thì bạn sẽ thấy một cái gì đó như thế này:
Đứa trẻ đang làm bài tập ở bàn học, còn người cha thì đang ngồi nghịch điện thoại.
Trong thì có vẻ như đang đồng hành cùng con, nhưng thực ra lại là kéo con lại.
Đứa trẻ nào cũng có tâm hồn thích chơi đùa, việc bố nghịch điện thoại không chỉ dễ khiến trẻ mất tập trung mà còn dễ khơi dậy tâm lý nổi loạn của trẻ:
"Sao bố được chơi còn con thì không?"
Người ta nói rằng giáo dục tốt nhất là làm gương.
Nếu bạn không làm gương thì dù kỷ luật có nặng đến đâu cũng không hiệu quả.
Nếu cha mẹ muốn kiểm soát con cái của mình, họ phải kiểm soát chính mình trước.
05. Khi một đứa trẻ mắc lỗi, hãy dành cho nó tình yêu và sự quan tâm nhiều hơn một chút
Cách đây một thời gian, một cậu bé 10 tuổi bỏ nhà đi.
Khi tìm thấy con, người bố không những không mắng mỏ hay đánh đập, thay vào đó, lập tức cởi áo khoác của mình ra khoác cho con.
Hành động ấm áp của ông bố không chỉ khiến con trai ấm lòng mà còn làm ấm lòng vô số cư dân mạng.
Học giả giáo dục người Đức, Johann Friedrich Herbart nói: "Trẻ em cần tình yêu thương, nhất là khi chúng không đáng được yêu thương".
Khi trẻ mắc lỗi, việc đánh đập, mắng mỏ thô bạo sẽ không khiến trẻ nhận ra lỗi của mình mà chỉ khiến trẻ đi đến kết luận "Bố không thương con".
Chỉ khi cảm nhận được tình yêu thương của người cha, đứa trẻ mới có thể buông bỏ cảnh giác, đối mặt với lỗi lầm của mình và làm theo lời dạy của cha.
Tình yêu mạnh mẽ hơn sự trừng phạt.
06. Con cái không phải của một mình em, và nhà không phải là khách sạn
Ai đó đã từng nói: "Đằng sau mỗi người mẹ suy sụp đều có một người cha ngủ đông".
Trong rất nhiều trường hợp, tâm trạng của người mẹ có liên quan mật thiết đến hành vi của người cha.
Khi mẹ dạy con làm bài, cổ họng bốc khói, tức giận cùng cực, ba tiếp tục thay mẹ dạy con.
Mẹ quanh năm làm việc nhà mệt mỏi đến nỗi đau cả cổ tay, ba lấy chổi từ tay mẹ và làm nốt phần việc còn lại.
Có một câu nói rất hay: "Yêu là có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu".
Hôn nhân hạnh phúc không phải mình người mẹ bỏ ra một cách mù quáng, người cha hưởng thành quả, không phải đơn phương cảm động mà là cả hai cùng cố gắng.
Con cái không phải của một mình người vợ, và nhà không phải là khách sạn.
Sự tham gia và giúp đỡ của bố là chất keo tốt nhất cho một gia đình.
07. Có thể cãi nhau, nhưng trước mặt con thì không
Rất nhiều khi để bày tỏ những suy nghĩ, bất bình và xác định nguyên tắc, ranh giới của nhau, đôi bên sẽ không thể tránh khỏi cãi vã.
Tuy nhiên, tuyệt đối không được cãi nhau trước mặt con cái.
Hơn nữa, dù cãi nhau ầm ĩ đến đâu, cũng không được phép lật lại mọi chuyện vào ngày hôm sau.
Trẻ nhỏ có tâm lý "lấy mình làm trung tâm", các em thường đổ lỗi cho chính mình trong các cuộc cãi vã của bố mẹ và cảm thấy khó chịu, tội lỗi về việc không thể giải quyết các mâu thuẫn của bố mẹ.
Hơn nữa, những cuộc cãi vã của cha mẹ sẽ làm suy giảm nghiêm trọng cảm giác an toàn của trẻ, trẻ sẽ lo lắng về sự tan vỡ của gia đình và lo lắng rằng mình không còn ai để dựa vào.
Nhà tâm lý học người Mỹ Cummings cho biết: "Trẻ em sẽ rất quan tâm đến sự tương tác tình cảm giữa cha mẹ của chúng".
Vợ chồng cãi nhau, người tổn thương nhất luôn là con cái.
Khi cha mẹ tràn đầy tình yêu thương, con cái mới có thể được nuôi dưỡng trọn vẹn.
08. Chú ý đến hình ảnh của anh, làm gương tốt cho con cái
Đoạn video quay lại cảnh một em bé 3 tuổi dễ thương "phê bình" bố trong một nhà hàng đã được các phương tiện truyền thông lớn đăng lại.
Cả nhà đang dùng bữa tại một nhà hàng, bố thấy nóng quá nên cởi áo ra, chỉ mặc một chiếc áo ba lỗ.
Kết quả là cậu con trai 3 tuổi trừng mắt nhìn bố, bĩu môi nói: "Bố mặc áo lộ vai đi ăn ở nhà hàng như thế xấu hổ lắm bố ơi…"
Bố giải thích: "Nhưng con ơi, bố nóng quá".
Cậu con trai "tức giận dạy" bố: "Nóng quá cũng không được cởi, bố mau mặc vào đi".
Thực ra, việc "quản lý hình ảnh" quá đỗi bình thường trong mắt người cha lại chính là sự "nhen nhóm của cái đẹp" trong mắt của đứa trẻ.
Thẩm mỹ ban đầu của trẻ em đều xuất phát từ cha mẹ.
Bố chú ý đến hình ảnh của mình, giữ quần áo chỉnh tề, gọn gàng, ngăn nắp và làm gương tốt cho con, để con lớn lên cũng trở thành người như vậy.
09. Bố cần biết lo xa, định kỳ dự phòng quỹ giáo dục, tạo nền tảng cho tương lai của con cái
Người cha là trụ cột của một gia đình và là người hoạch định tương lai của một đứa trẻ.
Chi tiêu giáo dục phổ thông cho một đứa trẻ không phải một số tiền nhỏ, chưa kể tới việc muốn cho con đi du học, hay con có thiên hướng theo học cách ngành về nghệ thuật.
Giáo dục là một quá trình lâu dài.
Việc cha mẹ đầu tư cho việc học hành của con cái là một nhiệm vụ lâu dài và gian khổ.
Đối với các bậc cha mẹ, đáng sợ nhất là con mình muốn học tiếp nhưng cha mẹ lại không thể chi trả, không giúp được gì cho con.
Cảm giác bất lực này sẽ trở thành nỗi ân hận lớn nhất của đời cha mẹ.
Vì vậy, một người cha có tầm nhìn xa phải là một người cha biết lập kế hoạch trước.
Thường xuyên dành một khoản quỹ giáo dục nhất định cho trẻ, bảo vệ tương lai của trẻ, để trẻ có thể tự tạo lập cuộc sống của mình một cách trọn vẹn nhất, đây chính là tình yêu thương sâu sắc nhất của người cha dành cho con.
10. Họp gia đình thường xuyên, cả nhà ngồi lại với nhau, thảo luận và giải quyết các vấn đề một cách bình đẳng và dân chủ
Trong cuốn "Positive Discipline" có kể một câu chuyện như này:
Con gái của Tiến sĩ Jane Nelsen luôn ném đồ chơi, quần áo, giày và tất của mình khắp nơi.
Bà yêu cầu bọn trẻ tự thu xếp đồ đạc, còn bọn trẻ thì thờ ơ.
Bà đã phải tổ chức một cuộc họp gia đình và thảo luận một giải pháp với bọn trẻ.
Kết quả là, bọn trẻ vui vẻ thực hiện các quy tắc mà chúng đã tham gia, giám sát người khác và kiềm chế hành vi của chính mình.
Có thể thấy rằng các cuộc họp gia đình thường xuyên và các cuộc thảo luận trong gia đình là cách giải quyết vấn đề hiệu quả nhất.
Kiểm soát trẻ bằng thái độ của người lớn chưa chắc đã khiến trẻ ngoan ngoãn và hợp tác.
Nếu chúng ta lắng nghe ý kiến của trẻ nhiều hơn, để trẻ tham gia vào việc quản lý gia đình và hợp tác với trẻ, chúng ta sẽ làm cho trẻ cảm nhận được sự ấm áp của gia đình, giảm khả năng trẻ gặp rắc rối và dạy trẻ học cách tôn trọng và hợp tác ngay từ sớm.
Chỉ bằng cách cho phép người cha tham gia nhiều hơn vào cuộc sống của đứa trẻ và để người cha có trách nhiệm hơn với gia đình, người cha mới có thể có tinh thần trách nhiệm cao hơn và biết cách yêu thương con cái.
Khi một người cha không "vô hình" và có trách nhiệm, gia đình sẽ êm ấm, hòa thuận, con cái học hành giỏi giang, phát triển khỏe mạnh.
Link gốc: https://doanhnghieptiepthi.vn/gia-quy-mot-nguoi-vo-dat-ra-cho-chong-con-cai-khong-phai-cua-rieng-va-nha-khong-phai-la-khach-san-161220802204505356.htm
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.