Giúp con xây dựng mối quan hệ ở trường mầm non

Có vẻ như xây dựng mối quan hệ ở tuổi mầm non là quá sớm, nhưng bạn hãy tin điều này sẽ rất có ích cho con.

Tình bạn ở lứa mầm non nhiều kịch tính hơn một chương trình truyền hình thực tế. Hầu hết các bé 3 và 4 tuổi đều quan tâm đến việc có bạn bè, nhưng chúng không vẫn không biết cách xây dựng một tình bạn tốt.

Trong một phút chúng có thể tuyên bố: "Bạn là người bạn tốt nhất của mình". Phút tiếp theo chúng nhấn mạnh: "Bạn đừng đến dự tiệc sinh nhật của mình". Ở tuổi này, bạn bè rất cởi mở và háo hức được ở bên nhau, nhưng chúng cũng tranh luận gay gắt như những người xa lạ.

Cha mẹ hãy giúp con xây dựng tình bạn để làm nền tảng cho các mối quan hệ về sau theo các bước:

Nói về cảm xúc

Trẻ em ở độ tuổi này bắt đầu hiểu rằng những người khác có suy nghĩ và cảm xúc khác với chúng.

Có nghĩa là trẻ mẫu giáo có thể chăm sóc và an ủi một người bạn. Trong khi những đứa trẻ nhỏ hơn có thể nhờ mẹ đến để động viên một người bạn đang khóc. Trẻ mẫu giáo nhận ra rằng người bạn của bé cần có mẹ.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi cha mẹ thảo luận về cảm xúc trong đời thực hoặc trong sách và phim ảnh, trẻ em trở nên giỏi hơn trong việc nắm bắt và tưởng tượng quan điểm của người khác. Kiểu quan điểm này là nền tảng cho tình bạn. Bạn có thể nói những điều như "cậu ấy sợ vì chưa bao giờ làm điều đó trước đây" hoặc "cô bé cảm thấy hạnh phúc vì bạn của bé đã chia sẻ bút chì màu và bút đánh dấu".

Sắp xếp các trò chơi

Chơi cùng nhau mang lại cho trẻ cơ hội để thực hành sự hòa thuận. Trẻ mẫu giáo có sở thích chơi với một người bạn nhất định và trẻ sẽ tự mời bạn cùng chơi.

Đây là độ tuổi thích chơi các trò đóng vai hoặc giả vờ. Chúng có thể vui vẻ chiến đấu với kẻ xấu, là bác sĩ thú y, hoặc người có quyền lực bắt người khác đi ngủ.

Giờ chơi của chúng thường không quá hai giờ, nên bố mẹ nên lưu ý kết thúc trò chơi nếu cả hai đã cảm thấy mệt mỏi và cáu kỉnh.

Dạy con sự thân thiện

Trẻ mẫu giáo thường có xu hướng giả định rằng những bạn khác không nghĩ giống mình. Vì vậy khi một người bạn không làm theo chính xác những gì chúng muốn, chúng sẽ khó chịu và hét lên: “Tôi không chơi với bạn nữa!”.

Chúng tranh luận về đồ chơi như những người đi xe ba bánh màu đỏ thì được làm nhiệm vụ gì. Hoặc trẻ sẽ nói những điều như: “Mình không muốn làm con ngựa con. Mình muốn làm con hổ”. Chúng cũng loại trừ một đứa trẻ thứ ba có ý định tham gia: “Bạn không được chơi chung, tụi mình đã ở đây trước rồi”. Điều này có nghĩa rằng chúng đang bảo vệ “lãnh địa” của chúng hoặc cảm thấy bị choáng ngợp khi đang cố gắng phối hợp chơi với nhiều người cùng lúc.

Khuyến khích con bạn chào hỏi bạn bè, nói lời cảm ơn, và chia sẻ. Nếu những đứa trẻ chạm vào nhau một cách tình cờ, bạn có thể giải thích cảm giác của bé kia và hỏi con mình “con làm gì để giúp bạn ấy cảm thấy tốt hơn” hoặc chuyển hướng để các bé trở nên hòa thuận hơn như “hãy ra ngoài chơi nào” hay “ai muốn ăn vặt”…

Thật khó cho trẻ hiểu và chấp nhận rằng bạn bè của trẻ không nhất thiết phải làm chính xác những gì trẻ muốn, nhưng may thay, cảm xúc của trẻ mẫu giáo thay đổi nhanh chóng. Vào ngày hôm sau, trẻ đã sẵn sàng, háo hức được gặp lại bạn bè và chơi với chúng lần nữa.

 

 

Theo thegioitiepthi.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang