Mong con thành rồng, thành phượng là mong ước của mọi bậc cha mẹ trên đời. Nhiều người vì thế đăng kí cho con nhiều lớp phụ đạo, ngoại khóa, với hy vọng giúp con cải thiện thành tích học tập, nâng cao kỹ năng toàn diện. Lo con mình kém con người, không ít cha mẹ đẩy những đứa trẻ đến trường, đến các lớp học thêm từ sáng đến tận tối muộn…
Khuyến khích con học hành là điều tốt, tuy nhiên, nếu quá sức, chắc chắn tạo thêm áp lực vô hình cho con cái, nhất là khi chúng bước vào cấp 3, chương trình học trên lớp vốn dĩ đã khá nặng nề. Tham gia quá nhiều lớp học phụ đạo vào thời điểm này sẽ khiến trẻ kiệt sức, gây hại đến sức khỏe.
Tôi đã từng gặp hai học sinh như thế này. Họ là bạn tốt thời cấp ba, điểm số đều vô cùng khả quan nhưng một người học phụ đạo mỗi ngày còn một người thì không. Tôi không ngờ rằng 3 năm sau, khoảng cách giữa hai người ở trường đại học khá rõ ràng.
Cậu học sinh suốt ngày đến lớp học thêm, không có thời gian vui chơi giải trí, chất lượng giấc ngủ kém, đến khi lên đại học như được... thả cửa nhưng điểm số cũng giảm đáng kể. Ngược lại, cậu học sinh kia trong lớp ngày nào cũng rất năng nổ, hiệu quả học tập rất cao, điểm của cậu bỗng chốc được nâng lên hạng nhất, bỏ xa những người bạn khác của mình.
Nếu con có đam mê và mong muốn được học thêm một môn nào đó, ba mẹ hãy ủng hộ quyết định của con. Tuy nhiên, nếu con không muốn, ba mẹ không nên ép. Theo sự phân bố chương trình của Bộ giáo dục, những kiến thức con được học trên lớp đã hoàn toàn đủ so với độ tuổi của con.
Hầu hết những người sinh trước những năm 1980 không có lớp học thêm, cha mẹ họ cũng bận mưu sinh hoặc vì trình độ học vấn thấp nên rất ít người chủ động dạy kèm con làm bài tập về nhà. Nhưng những người giỏi giang vẫn sẽ trở thành nhân tài.
Vì vậy, điều quan trọng quyết định thành tích học tập là trẻ có hình thành được thói quen học tập tốt hay không. Ngoài ra, cha mẹ cũng phải cho trẻ biết rằng học tập là công việc của chính chúng và học tập tích cực sẽ mang lại những thay đổi trong cuộc sống, thay vì ép chúng tham gia các lớp học phụ đạo. Khi hiểu được trách nhiệm, trẻ mới có thể chủ động tìm tòi, tìm nhiều cách khác nhau để học tập chăm chỉ.
Nếu cha mẹ hướng dẫn tốt và trẻ có thể hiểu được thực chất của việc học thì trẻ có thể tự thu xếp mọi việc học và cuộc sống của mình mà không cần phải tham gia các lớp học phụ đạo.
Ưu nhược điểm của lớp dạy thêm là gì?
Ưu điểm:
Phụ đạo học sinh theo mục tiêu: Vì giáo viên thường phải dạy hơn 40 - 50 học sinh trong trường nên rất khó để chăm sóc kĩ từng em. Các lớp học phụ đạo khác nhau, các gia sư có rất nhiều thời gian để hướng dẫn từng học sinh một cách có mục tiêu, định hướng.
Điều chỉnh thói quen học tập không tốt: Không có sự khác biệt nhiều về trí thông minh của học sinh, nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch rất lớn về học lực thực ra là do thói quen học tập khác nhau. Các giáo viên trong lớp phụ đạo có kinh nghiệm giảng dạy phong phú nên có thể giúp học sinh sửa những thói quen xấu trong học tập.
Bất lợi:
Không có khả năng phát triển khả năng tự học: Nhiều học sinh nghĩ rằng mình không cần phải học chăm chỉ sau khi tham gia các lớp học phụ đạo nên dần dần nảy sinh tâm lý ỷ lại và thiếu khả năng suy nghĩ độc lập.
Thời gian quá nhiều: Ai đã từng học phụ đạo đều biết lớp học phụ đạo cũng giống như lớp học, ngày nào cũng có giờ học cố định nên học viên không có thời gian rảnh rỗi.
Hiệu quả nghe giảng giảm: Nhiều học sinh nghe được kiến thức trên lớp nhưng đã dạy trước ở lớp phụ đạo nên không có ý định nghe tiếp, hiệu quả nghe đến các bài giảng sẽ giảm đi rất nhiều.
Phụ huynh không nên đăng ký học 3 lớp phụ đạo này, lãng phí thời gian vô ích
Về vấn đề lớp phụ đạo, nhiều chuyên gia giáo dục đưa ra ý kiến chuyên môn đều cho rằng, học sinh không được đăng ký học 3 lớp phụ đạo này, vì không những mất thời gian mà còn vô nghĩa.
1. Trình độ giáo viên không rõ ràng
Những năm gần đây, trên thị trường xuất hiện nhiều trung tâm dạy thêm nhưng chất lượng lại khác nhau rất nhiều. Tuy nhiên, phụ huynh nên cân nhắc kỹ lưỡng chuyện chọn trường, chọn lớp, chọn giáo viên cho con. Vì có nhiều cơ sở không đáp ứng đủ tiêu chuẩn dạy và học, thậm chí còn xuất hiện các cơ sở "ma", cơ sở "chui".
2. Lớp quảng cáo đào tạo "thần đồng", "thiên tài"
Có rất nhiều lớp học phụ đạo luôn ngụy tạo rằng mình đang đào tạo ra những thiên tài, thực tế không có lớp học phụ đạo nào thần thánh như vậy. Cha mẹ cần nhớ "dục tốc bất đạt", để con hoàn thiện và phát triển một kỹ năng/năng khiến hay đạt kết quả cao cần rèn luyện trong một thời gian dài. Việc "hoá công hoá phượng" không thể diễn ra trong ngày một ngày hai.
Trước những lời quảng cáo có phần thái quá, phụ huynh nên tìm hiểu lại và cân nhắc chọn lựa. Tránh trường hợp vì nghe hấp dẫn, đặt nhiều kỳ vọng cho con tham gia rồi đến lúc không đạt được như mong muốn.
3. Các lớp dạy kèm mà con mình không có hứng thú
Lớp phụ đạo là để học sinh đăng ký nên bản thân các em phải thích, tốt nhất phụ huynh nên trao đổi với con em mình trước khi đăng ký, nếu không thì học cũng vô nghĩa.
Việc ép con học quá nhiều sẽ khiến trẻ rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi quá mức, gây ức chế tinh thần, trẻ sợ học và càng lười học hơn. Khi bị ép buộc, trẻ học một cách máy móc và thụ động. Vì không có niềm yêu thích và say mê nên các em tư duy một cách chống đối, coi việc học như một nhiệm vụ khó khăn. Chính điều đó làm hạn chế khả năng sáng tạo và phát triển tư duy ở trẻ.
Theo Sohu
https://afamily.vn/hai-hoc-sinh-trung-hoc-co-diem-so-giong-nhau-mot-em-cham-chi-den-lop-phu-dao-va-mot-em-thi-khong-su-khac-biet-sau-3-nam-qua-bat-ngo-20220607110027408.chn
Theo afamily.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.