Dù có nhiều ưu điểm vượt trội so với phương pháp sinh mổ nhưng không phải vì thế mà sinh thường không tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Vì vậy, cần có sự lựa chọn chính xác trong từng trường hợp cụ thể để có sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé.
Sa bàng quang, dạ con
Nguy cơ đầu tiên các thai phụ sinh thường có thể đối mặt là các cơ quan trong khung chậu như bàng quang, dạ con, ruột có thể bị sa xuống âm đạo do một số các tổn thương xảy ra ở cơ đáy chậu do quá trình rặn đẻ lâu, kéo dài. Lúc này, mẹ bầu cần các can thiệp y khoa để đảm bảo sức khỏe.
Ám ảnh rạch tầng sinh môn
Tầng sinh môn là phần mô mềm nằm giữa âm hộ và hậu môn thường giãn mềm ra khi mẹ chuyển dạ. Thai càng lớn, tầng sinh môn càng bị rách nhiều hơn. Để hạn chế rách tầng sinh môn, mẹ bầu có thể sử dụng thuốc giảm đau theo gợi ý của bác sĩ. Chỉ nên rặn đẻ khi cổ tử cung đã mở hết 10 phân và chỉ rặn khi các cơn “bắt rặn” xuất hiện.
Tổn thương đáy chậu
Tổn thương đáy chậu có thể khiến mẹ mắc chứng đi tiểu không tự chủ sau sinh, thậm chí có thể gây đau khung chậu mãn tính hoặc tạm thời. Nếu cảm giác đau kéo dài sau sinh không thuyên giảm, mẹ nên đến bệnh viện để kiểm tra các thương tổn.
Sa dây rốn
Tuy là hiện tượng hiếm gặp nhưng sa dây rốn không phải không xảy ra. Đây là tình trạng dây rốn sổ ra ngoài trước khi em bé ra đời gây sự chèn ép khiến thai nhi bị suy cấp phải tiến hành mổ cấp cứu.
Ảnh hưởng đến thai nhi
- Suy thai do thiếu ô-xy có thể xảy ra trong những ca sinh khó, thời gian chuyển dạ bị kéo dài gây ảnh hưởng đến lượng ô-xy bé nhận được.
- Tác động từ những dụng cụ y tế như giác hút hay hay kẹp forcep có thể gây ảnh hưởng đến đầu của em bé sau sinh.
- Tuy không nhiều, nhưng trong một số trường hợp sinh khó, bé có thể bị kẹt vai trong quá trình chuyển dạ dẫn đến tổn thương các dây thần kinh, ảnh hưởng đến sự phát triển sau này.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.