Những bức ảnh hay clip ghi lại khoảnh khắc vượt cạn, dù là sinh thường hay sinh mổ vẫn luôn tác động mạnh mẽ đến cảm xúc và ấn tượng của người xem. Đặc biệt với những người đã làm mẹ, dù từng trải qua không chỉ một mà còn nhiều lần, nhưng mỗi khi xem lại những hình ảnh đó, mọi xúc cảm và lo lắng ở thời khắc vượt cạn lại ùa về.
Cách đây không lâu, Nicole Angemi, thạc sĩ, bác sĩ phẫu thuật người Mỹ có đăng tải những bức ảnh trong một ca sinh thường chân thực đến từng chi tiết trên trang instagram cá nhân. Những bức ảnh đã "vén" tấm màn bí mật trong các phòng sinh, khiến nhiều người phải "ồ", "à" thốt lên: "Hóa ra sinh thưởng là thế này đây".
Đầu em bé bắt đầu nhô ra khỏi cửa mình của mẹ.
Những bức ảnh vô cùng chân thực ghi lại khoảnh khắc sinh nở tự nhiên của người mẹ.
Không rõ danh tính của sản phụ trong ca sinh thường trên nhưng qua các bức ảnh, chúng ta có thể hình dung được quá trình sinh thường trải qua các giai đoạn như thế nào. Rất nhiều bà mẹ đã từng sinh thường vẫn không thể tin là mình đã vượt cạn sợ đến "nổi da gà" như thế.
Facebook H.L.T bình luận: "Sợ lắm! Mặc dù cũng vượt cạn 1 lần mà không dám nghĩ lại!". Nickname K.T cũng bày tỏ: "Em trải qua 2 lần rồi mà giờ nhìn thấy vẫn thấy hoảng!". Sợ hãi cũng là tâm trạng chung của bà mẹ N.P.T: "Mình đẻ thường nhưng nhìn cảnh này vẫn không khỏi rùng mình, lúc ôm con vào lòng rồi mới thấy hạnh phúc"; H.N: "Trải qua rồi, nghĩ lại nổi hết da gà!"; P.C: "Đẻ thì không thấy gì, nhìn xong hết dám đẻ luôn!".
Không sinh thường, bà mẹ C.V.H cũng phải thốt lên: "Huhu em đẻ mổ nhưng nhìn cảnh này cũng khiếp lắm rồi. Sợ lắm. Chắc không đẻ nữa đâu!".
Bên cạnh cảm giác sợ hãi, các bà mẹ cũng chia sẻ tâm trạng lâng lâng hạnh phúc khi vượt qua được cửa ải gian nan nhất của quá trình rặn đẻ. Mẹ N.Q cho biết: "Cảm giác lúc y tá đưa con cho mình ôm lần đầu tiên, hạnh phúc không nói lên lời!"; U.L: "Nhìn cảm động quá! Tớ cũng đẻ thường giống như thế. Nhớ lúc mới lôi con ra và được da tiếp da, lâng lâng lắm!".
Xem xong những bức ảnh sinh thường chân thực và đầy xúc động, không ít mẹ cũng tự cảm thấy phục mình vì đã vượt qua được mọi khó khăn để đưa con đến với thế giới, như bà mẹ T.T.N tâm sự: "Xem lại thấy mình thật là siêu nhân!" hay mẹ T.B bày tỏ: "Còn chưa hết bàng hoàng! Ngày ấy, tháng ấy, năm ấy con ra đời! Thấy mình thật giỏi!".
Em bé đã di chuyển được gần hết phần thân trên ra ngoài
Những bức ảnh đã thực sự đánh thức cảm xúc về thời điểm vượt cạn của facebook P.T.M: "Thực sự nghĩ lại thấy sợ, nhìn hình mới biết mình vĩ đại tới thế nào. Hồi sinh bé nhà mình, bác sĩ gọi nhau lại xem chụp hình, còn nói là vi diệu, nhưng khi đó mình đuối quá rồi nên cũng không chụp. Điều hối tiếc nhất là không chụp lại được khoảnh khắc vi diệu đó!".
Thông thường, quá trình sinh nở tự nhiên sẽ trải qua 3 giai đoạn bao gồm: chuyển dạ - sinh nở và sổ nhau thai. Quá trình chuyển dạ ấy là khi người mẹ bắt đầu xuất hiện những cơn co thắt đầu tiên rồi tăng dần lên, cổ tử cung cũng dãn mở dần ra để chuẩn bị cho em bé chào đời. Với các bà mẹ sinh con lầu đầu, quá trình chuyển dạ thường diễn ra lâu hơn, mất đến vài tiếng hoặc thậm chí là kéo dài qua ngày.
Tiếp đó, sản phụ sẽ bước vào giai đoạn 2 - giai đoạn sinh nở. Vào thời điểm này, cổ tử cung của mẹ sẽ giãn nở nhanh hơn cho đến khi nó giãn ra hoàn toàn khoảng 10cm. Khi cổ tử cung giãn hoàn toàn cũng là lúc sản phụ sẽ cảm thấy đau dữ dội ở âm đạo và phần đáy xương chậu. Đồng thời với đó là việc em bé di chuyển xuống dưới nhanh chóng để chuẩn bị chào đời. Hành động "rặn" của người mẹ lúc này sẽ gây sức ép làm cho em bé di chuyển xuống dưới thấp hơn, nhanh hơn. Sau một khoảng thời gian, đáy xương chậu, phần mô giữa âm đạo và trực tràng, bắt đầu phình ra cùng mỗi lần rặn. Không lâu sau đó, đầu của em bé sẽ lộ ra ngoài. Đây sẽ là một khoảnh khắc tuyệt vời đối với người mẹ.
Hầu hết các sản phụ sinh thường đều phải rạch tầng sinh môn để mở rộng cửa âm đạo, giúp ca sinh thường diễn ra nhanh hơn, em bé chào đời nhanh và an toàn hơn.
Trong quá trình sinh nở, nếu quá trình rặn đẻ diễn ra quá lâu do đáy chậu dày và cứng hoặc em bé quá to và nặng, các bác sĩ sẽ hỗ trợ người mẹ bằng cách rạch tầng sinh môn.
Hiện nay, hầu hết các sản phụ sinh thường đều phải rạch tầng sinh môn để mở rộng cửa âm đạo, giúp ca sinh thường diễn ra nhanh hơn, em bé chào đời nhanh và an toàn hơn. Vết rạch được cắt tại phần da ở giữa âm đạo vầ hậu môn (đáy chậu). Không chỉ giúp đẩy nhanh quá trình sinh thường, đảm bảo an toàn cho bé mà rạch tầng sinh môn còn giúp bảo vệ đáy chậu của mẹ khỏi bị tổn thương.
Vài phút sau khi em bé chào đời, tử cung người mẹ bắt đầu co thắt một lần nữa để tách nhau thai ra khỏi thành tử cung. Khi thấy có dấu hiệu tách này, bác sĩ sẽ yêu cầu sản phụ rặn nhẹ để tống nhau thai ra ngoài. Việc này diễn ra nhanh và không khó khăn hay đau đớn như khi rặn đẻ. Vậy là quá trình sinh nở tự nhiên hoàn tất.
Theo Helino
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.