Học người Nhật cách thiết kế phòng tắm tối giản, gia đình Hà Nội lắp đặt không gian hiện đại chi phí chưa tới 18 triệu đồng

Nếu bạn cũng muốn học hỏi cách áp dụng đã thành công của gia đình chị Khánh Linh có thể tham khảo ngay các sản phẩm được mua sắm dưới đây.

 

Phòng tắm tuy là không gian nhỏ nhưng lại có tác dụng lớn theo suy nghĩ của chị Khánh Linh (hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội). Theo chị Khánh Linh đây là không gian gần như được sử dụng nhiều nhất và chỉ chịu xếp sau phòng ăn và phòng ngủ mà thôi.

"Do không nhu cầu nhiều về tiện ích và cũng không có diện tích “dư dả” nên mình chỉ bố trí căn bản cho khu WC gồm: lavabo, xí và tắm đứng. Các thiết bị mình lựa chọn thì ưu tiên lần lượt về kiểu dáng, tiện ích khi sử dụng. 

Đặc biệt phải cọ rửa dễ và giá cả phù hợp với tài chính. Tất nhiên, cũng sẽ phải ưu tiên cái gì hay dùng nhiều thì phải mua loại tốt để tránh phải thay thế thường xuyên", chị Khánh Linh chia sẻ.

 
 

Không gian phòng tắm của gia đình chị Khánh Linh. Ảnh: NVCC.

Do trước đó đã tham khảo nhiều mẫu thiết kế WC của Nhật và nhận thấy không gian nhỏ của họ thường được bố trí các hốc để đựng đồ thay vì sử dụng kệ để tiết kiệm diện tích sử dụng trong không gian nên chị Linh cũng đã mạnh dạn áp dụng vào không gian phòng tắm của gia đình. 

Thực thế khi xây dựng và thi công, gia đình đã không phải mua nên đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Chỉ cần vài thao tác khoan rồi bắt vào tường là hoàn thành. Nhờ cách này chị cũng để được rất nhiều chai lọ bên trong hốc lúc dùng và lấy vô cùng tiện và nhanh. 

"Một điều nữa mình học của người Nhật là trong chỗ tắm là có cái "bậu" ngồi không phải để cái ghế nhựa đi kèm rất tiện lợi. Vừa sinh hoạt vừa kì cọ vừa được vòi sen dội nước cực thích. Và đặc biệt là rất đỡ cho người già, chân tay yếu hoặc lúc tắm cho trẻ nhỏ". 

Học người Nhật cách thiết kế phòng tắm tối giản, gia đình Hà Nội

Bậu ngồi được thiết kế thêm trong không gian phòng tắm rất tiện lợi lại phù hợp với nhu cầu sinh hoạt của cả gia đình. Ảnh: NVCC.

Về cách làm thông thoáng cho khu WC do phía sau nhà chị Khánh Linh không tiếp giáp với hàng xóm nên có mở cửa sổ để tạo thông thoáng cũng như lấy ánh sáng tự nhiên. Chị vẫn bố trí thêm hút mùi thẳng trên xí để giúp không gian thoáng hơn.

Cũng có nhiều bạn bè, người thân thắc mắc là để bình nóng lạnh như vậy sẽ chướng. Tại sao không giấu trên trần? Theo chị Khánh Linh thì chị lại có suy nghĩ hơi khác: "Vì dùng thời gian cũng sẽ phải bảo dưỡng vậy khi để âm lên trên, muốn thao tác kiểm tra rất khó cho thợ. Khi làm trần lại phải để chừa cái cửa. Vô hình, cái trần bé mà để cái cửa thăm 600x600mm sẽ làm nát mất cái trần. Và cái chính là mình thấy bình giờ họ làm dáng rất đẹp rồi, trưng ra bên ngoài cũng rất ổn.

Một điểm mình muốn chia sẻ nữa là cái mặt bàn lavabo. Vì không muốn mặt bàn ảnh hưởng đến lối đi lại nên mình lựa chọn hình thức uốn cong (thu hẹp dần hai đầu) như vậy. Nếu sử dụng đá tự nhiên thì chỗ uốn cong sẽ bị lộ các vết ghép. Trông sẽ rất rất xấu. Song với đá nhân tạo thì đã giải quyết được cho mình toàn bộ điều này, đồng thời vẫn thoải mái để tha hồ các vật dụng trên đó".

 
 

Không gian phòng tắm cực đơn giản với các hốc bố trí để lưu trữ rất thông minh. Ảnh: NVCC.

Về mặt nào đó, không gian phòng tắm của chị Khánh Linh có thể vẫn cần phải hoàn thiện thêm một chút nữa như bổ sung chút xanh cây cối, tay vịn inox trong chỗ tắm, lắp mặt sưởi/rửa bệt, kính phun nano để tránh bị tình trạng canxi hoá... Tuy nhiên, với gia đình chị thì nó đã đáp ứng được gần như toàn bộ về hình thức, công năng và nhu cầu trong sinh hoạt hàng ngày nên chị và gia đình đã rất ưng ý rồi.

 
 

Ảnh: NVCC.

Cùng điểm danh những sản phẩm được chị Khánh Linh sử dụng cho phòng tắm của gia đình nhé.

Bồn cầu: 4,4 triệu đồng

Nhà vệ sinh đương nhiên không thể thiếu sản phẩm này. Với chị Khánh Linh những sản phẩm thường sử dụng chị sẽ không tiếc tiền (trong phạm vi điều kiện kinh tế của mình) để mua sắm nhằm đảm bảo chất lượng và có thể sử dụng được lâu dài, an toàn với các thành viên trong gia đình.

 
 

Hình minh họa.

Bồn rửa: 900K

Tiếp theo là sản phẩm chậu rửa. Lấy phong cách tối giản làm cách thiết kế chính vì không gian phòng tắm của gia đình khá nhỏ. Chính vì thế, chậu rửa cũng là thiết kế đơn giản, màu trắng để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của cả gia đình.

 
 

Hình minh họa.

Vòi hoa sen: 10,4 triệu đồng

Khác với các gia đình thích đơn giản hóa sản phẩm vòi hoa sen thì gia đình chị Khánh Linh lại mua trọn bộ vòi hoa sen kiểu nhỏ cầm tay và kiểu lớn cố định trên tường. Với hai chiếc vòi này có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng cho các thành viên trong các hoàn cảnh khác nhau.

 
 

Hình minh họa.

Vòi rửa: 1,3 triệu đồng

Không thiếu sản phẩm vòi rửa cho một nhà vệ sinh được. Với gia đình chị Khánh Linh vẫn tiếp tục lựa chọn mẫu thiết kế đơn giản, tông màu trắng chủ đề. Giá cả cũng hợp lý và trong mức tài chính của gia đình. 

 
 

Hình minh họa.

Vòi xịt: 300K

Cuối cùng là một sản phẩm không thể thiếu trong bất cứ nhà vệ sinh nào. Chiếc vòi xịt được chị Khánh Linh lựa chọn là mẫu sản phẩm bình dân, giá rẻ. 

 
 

Hình minh họa.

Tổng chi phí mua các sản phẩm vệ sinh cho nhà tắm và vệ sinh của chị Khánh Linh như sau:

- Bồn cầu: 4,4 triệu đồng

- Bồn rửa mặt: 900K

- Vòi hoa sen: 10,4 triệu đồng

- Vòi rửa: 1,3 triệu đồng

- Vòi xịt: 300K

Tổng chi phí: 17,3 triệu đồng

Ảnh: NVCC

 

Link gốc: http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/hoc-nguoi-nhat-cach-thiet-ke-phong-tam-toi-gian-gia-dinh-ha-noi-lap-dat-khong-gian-hien-dai-chi-phi-chua-toi-18-trieu-dong-162202710120054130.htm

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang