Học sinh Trung Quốc đổ sữa học đường xuống cống. Ảnh: SCMP |
Sữa quá lạnh hay hết hạn?
Đoạn video về việc học sinh tiểu học ở Hồ Nam đồng loạt đổ sữa xuống cống xuất hiện từ tuần trước đã dấy lên lo lắng trong dư luận. Theo giải thích của các giáo viên, nếu cho học sinh cầm sữa về nhà uống, các em sẽ không uống ngay mà để lại, dễ bị hỏng nên nhà trường đã ra lệnh cho các em đổ phần sữa thừa xuống cống. Cũng theo trường tiểu học, lý do học sinh không thể uống hết sữa vì nó quá lạnh, trong khi Trung Quốc đang vào mùa đông.
Theo kết quả kiểm tra ban đầu, giấy phép cung cấp sữa học đường của công ty này đã hết hạn 3 năm trước. Trong khi đó, tất cả các công ty cung cấp sữa học đường ở Trung Quốc phải được Hiệp hội Sữa nước này phê duyệt. Trong khi đó, công ty này chỉ trình ra được giấy tờ ký kết với lãnh đạo địa phương để cung cấp sữa học đường đến năm 2021.
Vài ngày qua, trang mạng của công ty sữa này cũng sập theo scandal đổ sữa xuống cống đáng chú ý này. Ngoài vụ đổ sữa trên, Trung Quốc còn nhiều ồn ào khác liên quan chất lượng sữa học đường trong quá khứ như tăng giá sữa, nhiều trẻ khó thở, tiêu chảy, co thắt dạ dày sau khi uống.
Trung Quốc bắt đầu thực hiện chương trình sữa học đường từ năm 200 và đến nay đã có khoảng 20 triệu học sinh được hưởng lợi từ chương trình này.
Phụ huynh Việt Nam lo ngại
Câu chuyện lùm xùm quanh sữa học đường tuy xảy ra ở Trung Quốc nhưng lại khiến nhiều phụ huynh Việt Nam hoang mang. Bởi lẽ, vừa qua, Đề án "Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học trên địa bàn TP Hà Nội, giai đoạn 2018-2020" đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt sau nhiều tranh cãi. Theo đó, đề án về sữa học đường này sẽ được triển khai từ năm học 2018-2019 đến hết năm 2020 với mục tiêu trên 90% số trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học được uống sữa... Nhiều người cho rằng đây chính là cơ hội để nâng cao tầm vóc người Việt, trong khi nhiều phụ huynh lo sợ chất lượng, thời hạn sữa không được kiểm duyệt sát sao dẫn đến tiêu chảy, ảnh hưởng sức khỏe, giảm tập trung học hành. Nhiều người khác cho rằng con họ đã được cung cấp đủ sữa ở nhà, nay lại thêm sữa bổ sung nhiều vi chất, liệu có dư thừa dinh dưỡng gây dậy thì sớm, béo phì?
Sữa học đường ở Thái Lan |
Nối gót Hà Nội, vừa qua, TP HCM cũng thông qua đề án Sữa học đường cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh giai đoạn 2018-2020 với chi phí hơn 1.000 tỉ đồng. Trong đó, ngân sách Nhà nước hỗ trợ gần 350 tỉ đồng (chiếm 30%), doanh nghiệp cung cấp sữa chi trả 20% (gần 240 tỉ đồng), phụ huynh đóng góp 50% kinh phí (548 tỉ đồng). Theo đó, những trẻ tham gia chương trình sữa học đường sẽ uống mỗi ngày 180 ml sữa trên lớp, trong suốt 9 tháng năm học.
Chị Lan Ngọc (42 tuổi) ở quận Phú Nhuận, TP HCM cho biết chị cũng như nhiều phụ huynh khác trong lớp con rất lo ngại khi đọc những thông tin về sữa học đường ở Trung Quốc. “Nước họ thực hiện chương trình được gần 20 năm rồi nhưng vẫn xảy ra sai sót, nghi ngờ chất lượng, lùm xùm tai tiếng huống gì nước ta hiện Hiệp hội Sữa vẫn chưa có động thái nào cho thấy sẽ kiểm duyệt chất lượng, cũng không có chuẩn chung nào cho sữa học đường và các vi chất trộn vào sữa khiến tôi rất lo sợ”, chị nói.
Trong khi đó, nhiều người cho biết họ vẫn chưa sẵn sàng hưởng ứng chương trình sữa học đường và sẽ không tham gia cho đến khi đủ niềm tin về chất lượng sữa cung cấp.
Theo sohuutritue.net.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.