Khi phụ huynh đòi hỏi con mình giống "con nhà người ta", thì đã bao giờ xem lại bản thân đã là "bố mẹ nhà người ta" chưa?

Không thể phủ nhận rằng, có rất nhiều bậc phụ huynh nhìn vào 'con nhà người ta', từ đó áp đặt lên con những mục tiêu lớn lao mà không biết rằng bản thân mình cũng phải có trách nhiệm.

Trong cuộc sống ngày nay, rất nhiều bố mẹ nhìn vào thành tích của các con mà so đo với nhau. Đa số, các ông bố bà mẹ đều nhìn vào con cái của người khác mà cũng muốn con mình giỏi giang như thế. Ví dụ như con của dì Trương học rất giỏi, con của chú Lý rất thông minh, con của bà Vương học 1 biết 10,... 

Tâm lý này của các bậc phụ huynh cũng có thể hiểu được, mục đích của việc nói ra chính là muốn cố gắng đốc thúc con phải nỗ lực hơn để giỏi như con nhà người ta. 

Bố mẹ nào mà chẳng mong con mình hoàn hảo? Vì vậy, có những người đã cố gắng thúc ép con, bắt chúng làm nhiều điều, thậm chí cả những việc chúng không thích. Phương pháp này có thật sự hữu ích? Rất tiếc là không!

Nhiều bậc phụ huynh chỉ đơn giản là không hiểu tâm lý của con như thế nào. Mọi sự kích động thúc ép của bố mẹ đều là vô ích. Khi bố mẹ so sánh con với những đứa trẻ khác chỉ càng khiến chúng áp lực. Có những bố mẹ cho rằng, chỉ cần kích động tinh thần thì chúng sẽ chiến đấu hết mình, nhưng không phải, lúc này trong lòng chúng chỉ còn lại sự nổi loạn, chán nản.

Khi phụ huynh đòi hỏi con mình giống
 

Khi bố mẹ hay nói về con nhà người ta, bạn có nhìn lại mình có giống bố mẹ nhà người ta chưa?

Một số bà mẹ phàn nàn về việc con cái hay chơi điện thoại, nhưng bản thân họ cũng không thể buông bỏ điện thoại của chính mình; một số ông bố không cho con chơi máy tính nhưng mình lại cắm mặt vào game mỗi ngày; một số bố mẹ dạy con rằng nói dối là sai nhưng không phải lúc nào họ cũng nói sự thật.

Đằng sau những đứa trẻ ưu tú chính là những bố mẹ ưu tú, bạn nhìn thấy ưu điểm của con người khác, nhưng bạn không bao giờ để ý đến những nỗ lực mà bố mẹ của chúng đã cố gắng thế nào.

01.

Có một lần, tôi đến thăm người bạn lâu năm. Đứa con trai 5 tuổi của anh ấy đã tạo ấn tượng tốt ngay khi gặp. Thằng bé rất đặc biệt, rất thông minh và giỏi địa lý. Khi chạy ra chào tôi, trên tay thằng bé còn cầm tập bản đồ. 

Sự tập trung và quan tâm đến những cuốn sách này khiến tôi bất ngờ, đó là điều mà tôi chưa từng thấy ở những đứa trẻ cùng tuổi. Theo tôi, những đứa trẻ tầm tuổi này sẽ thích phim hoạt hình, đồ chơi, điện thoại di động,... nhưng hiếm khi tôi thấy chúng đọc sách và đặc biệt loại tập bản đồ địa lý. 

Trong cuộc trò chuyện với bố mẹ chúng, tôi mới biết rằng họ có một kiểu nuôi dưỡng đặc biệt. Hóa ra, bố mẹ của đứa trẻ đều là những người thích đọc sách, họ có một phòng làm việc lớn trong nhà, và có thể đọc bất cứ sách gì ở bất cứ đâu. 

Khi phụ huynh đòi hỏi con mình giống
 

Khi cậu bé kia được 1 tuổi, họ đã bắt đầu đọc sách tranh cùng con, khi con dần lớn lên, thì những cuốn sách mà hai vợ chồng đọc cho con cũng dần thay đổi. Bạn sẽ không bao giờ ngờ được, đến lúc thằng bé 3 tuổi, họ đã đọc những cuốn sách lịch sử và triết học. 

Mỗi tối, sở thích của cả nhà là ngồi trên ghế sofa cùng nhau đọc sách, hoặc mỗi người cầm một cuốn theo đúng sở thích của mình. 

Từ câu chuyện này, bạn có thể hiểu được, khi bạn phàn nàn con mình không thích đọc sách như những đứa trẻ khác, thì hãy nghĩ xem bạn đang làm gì trong khi con bạn đang đọc sách?

Bạn là người như thế nào thì con bạn sẽ như thế, nếu bạn chưa từng đọc sách thì làm sao trẻ say mê đọc sách? Nếu điện thoại di động của bạn vẫn hoạt động hàng ngày, làm thế nào bạn có thể yêu cầu con bạn không cầm đến?

02.

Cách đây vài ngày, một người mẹ đã nói trên Wechat rằng con gái trở về nhà sau khi tham dự cuộc họp trong lớp đã hớn hở khoe rằng: “Mẹ bạn X biết nhiều về hóa học lắm, còn nói những điều thú vị", “Bố của bạn Y cũng rất quan tâm đến lịch sử và những câu chuyện bên lề"... Sau đó, cô bé liền buông một câu “bố mẹ của các bạn thật tuyệt vời", khiến người mẹ có chút buồn. 

Tôi có thể hiểu được cảm giác của đứa trẻ. Trên thực tế, mọi chuyện không quá cao siêu, nhưng vì bố mẹ không thể cho con một môi trường phát triển tâm lý tốt sẽ khiến chúng nhìn mọi thứ một cách xa vời và khó thực hiện. 

Bố mẹ nên nhớ rằng không nên gay gắt, đòi hỏi trẻ phải như thế này như thế kia. Thay vì thúc ép thì bạn nên động viên rằng chỉ cần nỗ lực, sẽ có kết quả chăm chỉ, điều này sẽ khiến chúng hạnh phúc hơn.

Khi phụ huynh đòi hỏi con mình giống
 

Không ai trên đời này là hoàn hảo, bạn thế nào thì con trẻ sẽ như thế ấy, bạn không thể đòi hỏi chúng phải có tất cả những ưu điểm trên đời này mà bản thân bạn cũng không thể làm được điều đó. 

Bạn không thể chọn con mình và con bạn cũng không thể chọn bạn, ngay từ khi con chào đời, bạn nên dành cho con tình yêu thương và sự bao dung, động viên và hỗ trợ trên con đường trưởng thành, thay vì phàn nàn, ép buộc. 

Có lẽ trong suốt cuộc đời, dù có làm việc chăm chỉ, chúng ta cũng không thể trở nên giỏi giang như cha mẹ người khác về tiền bạc, địa vị hay các khía cạnh khác, vậy thì tại sao chúng ta lại ép buộc con cái làm những việc mà bản thân chúng ta không thể làm được?

 

 

Link gốc: https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/khi-phu-huynh-doi-hoi-con-minh-giong-con-nha-nguoi-ta-thi-da-bao-gio-xem-lai-ban-than-da-la-bo-me-nha-nguoi-ta-chua-16221040719160749.htm

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang