Bệnh thường có diễn tiến rất trầm trọng, nếu không nhận biết sớm thì sẽ gây hậu quả khó lường.
Ruột thừa thường nằm ở vùng bụng dưới bên phải, nhiều trường hợp nằm ở các vị trí khác lân cận, thậm chí ở giữa và bên trái bụng. Chức năng thật sự của ruột thừa đến nay vẫn còn bàn cãi. Có giả thiết cho rằng, ruột thừa đóng vai trò như một kho chứa các lợi khuẩn có ích, nhằm giúp khôi phục lại hệ tiêu hóa sau các đợt tiêu chảy do nhiễm trùng tiêu hóa. Cũng có giả thiết khác, ruột thừa chỉ là một tàn tích của ống tiêu hóa trong quá trình tiến hóa của con người.
Nhận biết sớm các dấu hiệu ruột thừa dở chứng
Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến đau ruột thừa:
Viêm ruột thừa: Nguyên nhân chính gây nên tình trạng đau ruột thừa.
Khối u ruột thừa: Hiếm gặp hơn.
Đau bụng là triệu chứng xuất hiện đầu tiên và luôn có. Cơn đau khởi đầu ở vùng quanh rốn hoặc trên rốn. Sau khoảng 2-12 giờ, đau tăng dần và di chuyển xuống vùng hố chậu phải, đau âm ỉ liên tục, tăng lên khi ho hoặc khi thay đổi tư thế,... Người bệnh thường sốt nhẹ ~38 độ C do tình trạng viêm nhiễm của ruột thừa.
Nếu có biến chứng viêm phúc mạc thì tình trạng nhiễm trùng nặng, gây triệu chứng sốt cao. Người bệnh có thể có các triệu chứng khác như: chán ăn/ăn không ngon, nôn/buồn nôn, tiêu chảy, hiếm khi có táo bón.
Những biến chứng nguy hiểm
Thường hay gặp nhất là viêm phúc mạc toàn bộ do ruột thừa viêm và bị vỡ (thủng), người bệnh sẽ có hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc (sốt cao, rét run, mạch nhanh, huyết áp tụt, bí trung đại tiện, trướng bụng do liệt ruột, phản ứng thành bụng rất điển hình (sờ vào vị trí nào của bụng cũng đau).
Đây là biến chứng nặng nhất nếu không phát hiện sớm và không cấp cứu kịp thời tính mạng người bệnh sẽ bị đe dọa do nhiễm trùng nhiễm độc. Tại thời điểm trước 36 giờ kể từ khi các triệu chứng đầu tiên (đau bụng hố chậu phải, sốt nhẹ, buồn nôn, nôn…) xuất hiện thì nguy cơ thủng ruột thừa thấp nhất là 15%.
Do đó, một khi có chẩn đoán là viêm ruột thừa thì nên phẫu thuật, không được trì hoãn. Trong tình huống này, nếu sức đề kháng tốt và sự kết dính của quai ruột và mạc treo tốt có thể trở thành đám quánh ruột thừa. Khi đó, sốt và đau có thể giảm và hố chậu phải sẽ xuất hiện một khối chắc, không di động, ấn đau ít.
Nếu xét nghiệm máu có thể thấy bạch cầu không tăng cao như lúc ban đầu, thậm chí bình thường. Đám quánh cũng có thể tiến triển theo 2 hướng hoặc tan dần hoặc tạo thành áp-xe ruột thừa.
Trường hợp ruột thừa viêm và bị vỡ nhưng chưa tràn vào ổ bụng, nhờ mạc nối và các quai ruột bao bọc xung quanh làm thành hàng rào khu trú vùng viêm, không lan ra ổ bụng tạo thành khối áp-xe ruột thừa. Lúc này người bệnh vẫn đau hố chậu phải và sốt cao hoặc rất cao, nếu xét nghiệm bạch cầu sẽ tăng cao.
Trường hợp này không được xử trí đúng, áp-xe có thể vỡ vào ổ bụng gây viêm phúc mạc, giống như trường hợp vừa trình bày ở trên, sẽ đỡ nguy hiểm hơn nếu áp-xe vỡ ra ngoài.
Lời khuyên của thầy thuốc
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để phòng bệnh đau ruột thừa, mọi người cần cẩn trọng trong việc ăn uống hàng ngày là đã loại bỏ phần lớn nguy cơ gây bệnh viêm ruột thừa: Uống nhiều nước để giúp đường ruột được thông suốt và hoạt động tốt.
Ăn nhiều củ cải, dưa chuột và nước ép trái cây. Ăn nhiều rau để tăng dịch nhầy, ngăn quá trình tích tụ tại ruột thừa và ruột già. Ăn tỏi nhiều để kháng viêm. Đậu xanh là một thực phẩm nên sử dụng giúp làm sạch đường ruột.
Link gốc: https://suckhoedoisong.vn/khi-ruot-thua-do-chung-n183512.html
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.