Không cần cà phê mà vẫn tỉnh như sáo cả buổi sáng

(lamchame.vn) - Bạn sẽ không còn phải vật vã bấm nút “báo lại” mỗi khi chuông báo thức reo inh ỏi hay bị chồng cằn nhằn về việc đưa con đi học muộn. Một số mẹo quan trọng sau đây sẽ giúp các mẹ có giấc ngủ đảm bảo, để có cả một buổi sáng năng động, tràn đầy năng lượng.

Làm mẹ thì phải có “ba đầu sáu tay” và chỉ ước gì mỗi ngày có hơn 24 tiếng để hoàn thành xong hết công việc. Công việc chồng chất như núi khiến các bà mẹ “siêu nhân” không thể có giấc ngủ ngon, chính vì vậy mỗi buổi sáng rất vật vã để có thể tỉnh ngủ. Mà mỗi lần tỉnh dậy, lại cũng cần rất nhiều thời gian để tỉnh táo hoàn toàn.

Chị K tâm sự: “Buổi sáng tôi phải dậy sớm để lo cơm nước cho cả nhà, và chuẩn bị cơm trưa cho chồng và bọn trẻ mang theo. Rồi còn đưa bọn trẻ đi học đúng giờ nữa. Ngày nào mà không bị chồng cằn nhằn vì đưa con đi học trễ, thì cũng gặp nhiều tình huống đau đầu vì còn ngái ngủ, quên trước quên sau. Có hôm tôi vội vã quá còn ra ngoài quên mang cả ví và điện thoại”.

Công việc bộn bề có thể khiến các mẹ “bỉm sữa” không thể ngủ đủ giấc. Thế nhưng, giấc ngủ phải đảm bảo cả hai tiêu chí: số lượng lẫn chất lượng mới được gọi là một giấc ngủ ngon đúng chuẩn. Có nhiều chị em vẫn ngủ đủ, thậm chí hơn cả 8 tiếng/ một ngày mà vẫn cảm thấy uể oải cả buổi sáng, không tài nào mở mắt to lên được. Khi ấy, có thể là lúc các mẹ các chị nên xem xét lại vấn đề về chất lượng của giấc ngủ rồi đấy.

Một số mẹo quan trọng sau đây sẽ giúp các mẹ có giấc ngủ đảm bảo, để có cả một buổi sáng năng động, tràn đầy năng lượng

 


Bỏ diện thoại sang một bên

Chứng nghiện điện thoại và lướt Facebook thường xuyên ắt hẳn không phải là cơn “nghiện” của riêng ai, đặc biệt là các chị em nghiện mua sắm. Một nghiên cứu gần đây cho thấy chúng ta thường kiểm tra điện thoại trung bình mỗi 12 phút một lần. Chính sự phân tâm liên tục đó đã phá vỡ quá trình tự ru ngủ của bản thân.

Không chỉ mỗi vấn đề thói quen lướt Facebook hoặc lướt các ứng dụng trước khi ngủ, mà một nguy cơ tàn phá giấc ngủ nữa cũng đến từ thói quen gây hại này. Ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện thoại sẽ gửi “cảnh báo” đến não, ngăn chặn não giải phóng chất melatonin – nhân tố gây buồn ngủ cho cơ thể.

Vì vậy, các chị em hãy thử đặt điện thoại xa tầm tay với, hoặc thậm chí đặt sang một căn phòng khác về đêm nếu có thể. Nếu bạn thực sự cần điện thoại luôn bên mình kể cả khi ngủ, bạn nên thử tìm hiểu xem điện thoại mình có chức năng lọc ánh sánh xanh về đêm không nhé. Nếu bạn là kẻ “nghiện” đọc, một quyển sách thay thế sẽ là một lựa chọn tối ưu, vừa giúp cai nghiện dùng điện thoại trước khi ngủ, lại còn kích thích cơ thể mau rơi vào trạng thái buồn ngủ nhanh chóng hơn.

Đặt mục tiêu cho ngày hôm sau

Đối với nhiều người, việc lo nghĩ cho những công việc ngày hôm sau cũng khiến cơ thể dễ rơi vào trạng thái thao thức. Để ngăn cản việc thao thức này, cũng như giúp buổi sáng thật bận rộn, bạn nên tạo ra sẵn các công việc cần làm cho ngày mai trước khi đi ngủ. Một nghiên cứu thú vị cũng chỉ ra rằng, những người lên danh sách những việc cần làm cho ngày hôm sau thường chìm nhanh vào giấc ngủ nhanh hơn tới 10 phút so với những người không làm mẹo này.

Đi ngủ sớm vào các ngày nghỉ cuối tuần

Ngày thứ sáu hoặc thứ bảy bạn thường trằn trọc khó ngủ hơn mọi ngày? Điều này cũng hết sức dễ hiểu bởi đây là những ngày “phấn khích” nhất trong tuần. Những nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mọi người thường có những giấc ngủ khác nhau vào cuối tuần so với các ngày trong tuần. Nguyên nhân đưa ra ở đây chính là “thứ bảy máu chảy về tim”, mọi người thường tận hưởng các buổi tối ngày nghỉ nhiều hơn. Tuy nhiên, để hạn chế các ngày trong tuần “vật vã” dậy sớm với tâm trạng lờ đờ, bạn nên cố gắng đi ngủ có nề nếp vào những ngày cuối tuần.

Tạo thói quen đi ngủ cho cơ thể

Cuộc sống bận rộn không cho phép các bà mẹ có thời gian thư giãn nhất định. Thậm chí có nhiều mẹ buộc phải đi thẳng từ công việc bừa bộn đến chiếc giường của mình trong tích tắc vì thời gian không cho phép. Tuy nhiên, cơ thể lại không thể đi từ tỉnh táo đến trạng thái ngái ngủ trong vài phút được. Bạn cần tạo một thói quen gì đó đễ giúp cơ thể có một thời gian chuẩn bị sẵn sàng cho một giấc ngủ dài. Thói quen này cũng tạo một “tín hiệu” báo cho cơ thể biết rằng đã đến lúc nghỉ ngơi. Các thói quen rất đơn giản, có thể chỉ là: đánh răng, tắm, mặt đồ ngủ, bôi kem dưỡng,… trước khi đi ngủ mà thôi.

 

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang