Không chỉ Việt Nam, bác sĩ cả thế giới đều có phút bạ đâu ngủ đấy...

Áp lực công việc cao, thời gian nghỉ ngơi ngắn ngủi... là điều mà hàng ngàn, hàng vạn y bác sĩ đang phải đối mặt mỗi ngày. Thế nhưng, không phải ai cũng cảm thông cho những vất vả, khó khăn của họ.

Nhiều người vẫn bảo những người làm ngành y... sướng bởi chẳng ai tiếc tiền cho sức khỏe của mình. Nhưng không phải ai cũng thấu hiểu, đằng sau cái "sướng" mà cả thiên hạ vẫn nói là những vất vả, gian nan và cả hy sinh thầm lặng. 7 năm mài đũng quần trên ghế nhà trường, bao tháng ngày thực tập từ những công việc nhỏ nhất, những ca làm việc xuyên suốt 2-3 ngày... - đó có phải cái "sướng" hay không? Một bác sĩ từng nói, sau ngày làm việc thì với họ, đâu đặt lưng được cũng là giường. Điều đó không hề sai!

Trong những ngày cả nước gồng mình chống lại đại dịch sốt xuất huyết hồi giữa năm 2017, chỉ tính riêng tại Hà Nội, số lượng bệnh nhân đổ về các bệnh viện lúc nào cũng ở tình trạng quá tải. Nhân viên y tế luôn tay chân 24/7, làm việc thông ca, ốm cũng không được nghỉ, công suất vượt 200-300% ngày thường. Họ thường tranh thủ ăn vội bát cơm trong lúc kiểm tra số liệu bệnh nhân...

... Đôi khi chỉ là một chiếc bánh mì gặm nhanh khi đồng hồ đã chỉ qua 1h trưa. Ở thời điểm đó, trung bình mỗi ngày BV Bệnh nhiệt đới có 800-1.000 bệnh nhân đến khám, tại BV Đống Đa, con số này khoảng 250-400 bệnh nhân. Quá tải bệnh nhân, các BV phải huy động toàn nhân lực, triệu tập hết bác sĩ đi học quay trở lại, làm việc 24/24. Phòng của BS cũng được trưng dụng thành phòng điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết. "Bữa trưa thường bắt đầu lúc 14h và bữa tối thường sau 22-23h30, có hôm không mệt không nuốt nổi", BS Phạm Bá Hiền - Phó GĐ bệnh viện Đống Đa chia sẻ.

Không chỉ các y bác sĩ có sức khỏe ổn định mà những người đang mang thai cũng được huy động làm việc hết công suất. Trong ảnh là điều dưỡng Đỗ Thị Hồng Vân, BV Bệnh Nhiệt đới. Dù đang mang thai 32 tuần nhưng chị vẫn ngày ngày đến sớm về muộn và tham gia trực như mọi người.

Hình ảnh này từng làm xôn xao cộng đồng mạng, đặc biệt là ở Trung Quốc suốt một thời gian dài. Trong ảnh, bác sĩ Shi Zhuo của bệnh viện Đại học Zhejiang đang cố gắng dỗ dành, trấn an bệnh nhi trước khi cô bé tiến hành ca phẫu thuật quan trọng. 

Sau khi một trang web của Mexico đăng tải một bác sỹ nội trú ngủ gật trên bàn và phê phán cô ấy không làm tròn trách nhiệm của mình, cộng đồng bác sỹ trên thế giới quyết định đứng lên bảo vệ cô ấy bằng việc đăng tải những bức ảnh họ ngủ gật hoặc tranh thủ chợp mắt sau những ca làm việc dài và mệt mỏi với hashtag #YoTambienMeDormi ('Tôi cũng từng ngủ gật' trong tiếng Tây Ban Nha).

Trong những năm 1980 xảy ra một vụ nổi tiếng liên quan đến cái chết của cô gái tên Libby Zion do bác sỹ kiệt sức, từ đó người ta thảo ra Luật Libby Zion. Bộ luật này giới hạn thời lượng làm việc của các bác sỹ xuống 'chỉ còn' 80 tiếng/tuần, gấp đôi phần lớn những người bình thường, đủ để thấy các bác sỹ phải làm việc căng thẳng như thế nào.

Không ít bác sĩ cả ở Việt Nam lẫn trên thế giới phải làm việc theo ca suốt 36 tiếng liên tục. Thế nên việc họ tranh thủ chợp mắt ở bất cứ đâu cũng là điều dễ hiểu. 

Nữ bác sĩ này vừa về nhà sau ca làm việc dài đúng 24h. Cô nằm ngủ lăn lóc ngay giữa phòng, không kịp cất đồ đạc hay di chuyển vào phòng ngủ...

Những khi công việc cao điểm, các y bác sĩ thậm chí chỉ có thể dựa vào chiếc xe cáng để chợp mắt vài ba phút... 

Hình ảnh sau ca ghép tim đầu tiên ở Ba Lan khiến nhiều người xúc động. 

Các bác sĩ cũng là con người chứu không phải robot. 

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang